Tổng Gdp Của Việt Nam Năm 2020

Tổng Gdp Của Việt Nam Năm 2020

Chiều 27-12, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội quý IV và năm 2020.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam qua các năm

Tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 1990 đến 2024 là một minh chứng rõ ràng về sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của đất nước. Cụ thể, từ mức 121,72 USD năm 1990, GDP bình quân đầu người đã tăng lên 4.622,24 USD vào năm 2024. Đây là một mức tăng ấn tượng, gấp khoảng 38 lần trong khoảng thời gian 34 năm.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ 1990 - 2024 và dự báo đến 2029 (nguồn: statista)

Sự gia tăng GDP bình quân đầu người cho thấy Việt Nam đã đạt được những bước tiến dài trong việc phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước để duy trì và thúc đẩy sự tăng trưởng này, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay

Theo Tổng cục Thống kê tính đến năm 2023 quy mô nền kinh tế Việt Nam theo GDP ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương 430 tỷ USD . GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng/người, tương đương 4.284,5 USD, tăng 160 USD so với năm 2022. Năng suất lao động  của toàn nền kinh tế năm 2023 theo giá hiện hành ước đạt 199,3 triệu đồng/lao động (tương đương 8.380 USD/lao động, tăng 274 USD so với năm 2022); theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 3,65% do trình độ của người lao động được cải thiện (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ năm 2023 ước đạt 27%, cao hơn 0,6 điểm phần trăm so với năm 2022).

Vai trò của GDP thu nhập bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong việc đo lường sự phát triển kinh tế.

Đầu tiên, chỉ số này giúp cung cấp một cái nhìn tổng quan về mức độ ổn định và phát triển của một quốc gia. Khi GDP bình quân đầu người tăng, điều đó thể hiện rằng nền kinh tế đang phát triển, thu nhập người dân cải thiện và mức sống được nâng cao. Ngược lại, GDP bình quân đầu người thấp hoặc giảm có thể cho thấy sự suy thoái kinh tế, thu nhập thu hẹp lại và chất lượng cuộc sống suy giảm.

GDP giúp Chính phủ hoạch định chiến lược kinh tế

Thứ hai, GDP bình quân đầu người còn giúp đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh tế mà một quốc gia áp dụng. Chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có thể dựa vào chỉ số này để phân tích những thành công hay hạn chế trong chiến lược phát triển kinh tế. Từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện cơ cấu kinh tế và phân phối thu nhập công bằng hơn.

Thứ ba, GDP bình quân đầu người là một thước đo quan trọng để so sánh sự phát triển giữa các quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Nó cho phép các nhà kinh tế và các tổ chức quốc tế đánh giá và xếp hạng mức độ phát triển kinh tế của từng nước.

GDP bình quân đầu người là một chỉ số quan trọng, mang tính chất nền tảng giúp định hướng và đo lường sự phát triển kinh tế của một quốc gia.

So sánh GDP bình quân đầu người của Việt Nam với các nước khác

Năm 2021, Việt Nam đứng thứ 41 trong số 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới và thứ 5 tại Đông Nam Á về quy mô GDP. GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt khoảng 3.743 USD, đứng thứ 6 trong khu vực và thứ 124 toàn cầu. Trong khi đó, Singapore dẫn đầu Đông Nam Á với khoảng 66.263 USD, xếp thứ 8 thế giới.

Vào năm 2002, GDP bình quân đầu người của Việt Nam chỉ là 547 USD, xếp thứ 160/195 toàn cầu. Đến năm 2021, con số này đã tăng lên 3.743 USD, gấp 3,7 lần so với 19 năm trước.

Việt Nam đang tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đến năm 2030, nước này hướng tới mục tiêu đạt GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD và trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại với thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, mục tiêu là trở thành quốc gia phát triển và có thu nhập cao.

Việt Nam là một quốc gia có chỉ số GDP tăng trưởng đều, ổn định. Điều này thể hiện sự phát triển kinh tế của cả nước và mức sống của người dân ngày một nâng cao. Thông qua chỉ số GDP qua các năm sẽ giúp chúng ta biết được những chiến lược kinh tế mà chính phủ đề ra đã đạt hiệu quả và đang từng bước đưa Việt Nam phát triển không ngừng.

GDP và GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Dự báo GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 – 2029

Dự báo mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2024 đến năm 2029 là từ 4622,54 USD lên đến 6542,78 USD vào năm 2029. Cụ thể GDP bình quân đầu người sẽ được dự đoán từng năm như sau:

Đây là con số thể hiện rõ sự tăng trưởng đồng bộ và tính toán dựa trên số liệu giữa các năm. Khẳng định về một sự phát triển kinh tế mang tính chất ổn định và có phần nổi bật so với các nước trong khu vực hiện nay.

Các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm trong nước

Căn cứ Điều 9 Nghị định 94/2022/NĐ-CP quy định tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn tổng sản phẩm, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện:

- Tổng hợp, xử lý thông tin đầu vào đã được thu thập như sau:

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) trực tiếp thu thập thông tin; tổng hợp thông tin từ bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tập đoàn, tổng công ty nhà nước để biên soạn GDP, GRDP.

+ Bộ, ngành cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo quy định của chế độ báo cáo thống kê cấp quốc gia.

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TKQG, Biểu 02/TKQG, Biểu 03/NLTS, Biểu 04/NLTS, Biểu 05/CNXD và Biểu 06/TMDV quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.

+ Tập đoàn, tổng công ty nhà nước cung cấp thông tin phục vụ biên soạn GDP, GRDP theo Biểu 01/TCT, Biểu 02/TCT, Biểu 03/TCT, Biểu 04/TCT, Biểu 05/TCT, Biểu 06/TCT, Biểu 07/TCT, Biểu 08/TCT, Biểu 09/TCT và Biểu 10/TCT quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 94/2022/NĐ-CP.

- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi cả nước gồm:

+ Trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Trị giá dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;

+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.

- Tính các chỉ tiêu theo phạm vi vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

+ Thuế sản phẩm, trợ cấp sản phẩm và các chỉ tiêu thống kê khác.

- Hoàn thiện, giải trình kết quả tính các chỉ tiêu phục vụ biên soạn GRDP sau khi thống nhất số liệu giữa trung ương và địa phương.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

Năm 2010: 1.628,01 USD nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến 2.566,85 USD. Đến cuối giai đoạn, năm 2019, GDP bình quân đầu người của Việt Nam là 3.425,09 USD, sau đó tăng lên 3.548,89 vào năm 2020 và đạt 3.694,02 USD vào năm 2021.

GDP bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010

Năm 2001, Việt Nam có chỉ số GDP là 513,2 USD. Đến năm 2006 tăng trưởng lên 996,26 USD và đến 2010 thì chỉ số này là 1628,01 USD.

GDP của Việt Nam không ngừng tăng trưởng qua các năm

Trong giai đoạn này, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Kinh tế trong giai đoạn 2001-2010 đã có sự tăng trưởng ổn định và ấn tượng, với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội bình quân hàng năm đạt 7,2%. Những thành tựu này phản ánh sự phát triển đáng kể và ổn định của nền kinh tế trong thời kỳ này.

Nguyên tắc biên soạn và công bố GDP của Tổng cục Thống kê Việt Nam

Theo Quyết định 1026/QĐ-TCTK năm 2015 nguyên tắc biên soạn và công bố số liệu tổng sản phẩm trong nước được quy định như sau:

- Bảo đảm tính tập trung, thống nhất trong việc biên soạn, công bố số liệu GDP và GRDP. Đáp ứng việc tiếp cận, khai thác, sử dụng số liệu GDP và GRDP dễ dàng, thuận tiện, bình đẳng.

- Bảo đảm tính đồng bộ, tính hệ thống và tính kết nối ở tất cả các khâu: Thu thập thông tin đầu vào, biên soạn, công bố, phổ biến số liệu đầu ra và lưu trữ số liệu GDP và GRDP và các số liệu thống kê liên quan khác.

- Bảo đảm tính phù hợp giữa số liệu GDP và GRDP và các chỉ tiêu thống kê liên quan khác như: Giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), giá trị tăng thêm (VA), chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ, thuế sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác.

1. Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020)

Năm 2020, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020) vào thời điểm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Năm 2020 là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII; năm tiến hành đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; năm kỷ niệm nhiều sự kiện chính trị trọng đại; năm Việt Nam thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vô cùng tự hào vì đất nước có một Đảng Cộng sản kiên cường, trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lãnh đạo Nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, làm nên những kỳ tích vĩ đại trong lịch sử dân tộc, đóng góp xứng đáng vào phong trào Cộng sản và công nhân quốc tế, vì hòa bình và tiến bộ của nhân loại.

Tự hào về Đảng quang vinh, về Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người dân Việt Nam ở trong nước và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài càng thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, nguyện đi theo Đảng, xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hòa bình và thịnh vượng.

2. Tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trong bối cảnh tình hình chung trên thế giới, khu vực và nước ta trong năm 2020 và đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, thiên tai, biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và bão, lũ ở miền Trung, nhưng với quyết tâm chính trị rất cao, nỗ lực rất lớn, hành động quyết liệt, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, chúng ta đã chuẩn bị và tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp theo đúng tiến độ, kế hoạch, mục đích, yêu cầu đề ra; bảo đảm tuyệt đối an toàn, tiết kiệm và để lại nhiều dấu ấn, tình cảm sâu sắc, tốt đẹp trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng của cán bộ, đảng viên và nhân dân cả nước. Đến nay, các tổ chức đảng đã tổ chức thành công đại hội theo đúng tiến độ, kế hoạch, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Đại hội đảng bộ các cấp đã hoàn thành dứt điểm, sớm hơn so với một số nhiệm kỳ trước và đạt kết quả tốt. Kết quả bầu cử cấp ủy, Ban Thường vụ, bí thư... cơ bản đúng đề án nhân sự được cấp trên thông qua. Việc chuẩn bị các văn kiện và nhân sự tại đại hội đảng bộ các cấp vừa qua cũng như Đại hội XIII của Đảng sắp tới được triển khai thực hiện rất kỹ lưỡng, chặt chẽ, bài bản, đúng quy định và có nhiều đổi mới, chất lượng tốt. Việc tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIII đã được dư luận rất hoan nghênh và đánh giá cao.

3. Năm Chủ tịch ASEAN 2020 - Một đỉnh cao thắng lợi mới của đường lối đối ngoại đa phương

Bằng ý chí kiên cường, quyết tâm cao, hành động mạnh mẽ của cả Cộng đồng ASEAN, sự hợp tác hiệu quả của các đối tác và tay lái vững vàng của “thuyền trưởng” Việt Nam, Năm Chủ tịch ASEAN 2020 với chủ đề “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” đã thành công toàn diện, vang dội, trọn vẹn và thực chất: thành công về chất lượng nội dung, số lượng kỷ lục các văn kiện được thông qua, số lượng hơn 550 cuộc họp, Hội nghị các cấp của ASEAN diễn ra trên không gian mạng, nhiều sáng kiến, ưu tiên của Việt Nam đã trở thành tài sản chung của ASEAN. Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN theo cách chủ động nhất, trách nhiệm nhất, sáng tạo nhất, bản lĩnh nhất và hiệu quả nhất. Để làm được những thành công này không thể không nhắc đến sự linh hoạt, chủ động thích ứng với “tình trạng bình thường mới”, chuyển đổi phương thức tổ chức hội nghị, hoạt động của ASEAN từ trực tiếp sang trực tuyến của Việt Nam.

Đặc biệt, Việt Nam đã phát huy tốt vai trò kép vừa là Chủ tịch ASEAN vừa là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ) nhiệm kỳ (2020 - 2021), gắn kết các ưu tiên tại ASEAN và LHQ, đề xuất sáng kiến thúc đẩy đối thoại và hợp tác giữa ASEAN với LHQ, cũng như lồng ghép nhiều ưu tiên của LHQ vào chương trình nghị sự khu vực, trong đó có đề cao bình đẳng giới và vai trò của phụ nữ. Năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam là minh chứng sống động cho vai trò, tầm quan trọng của đoàn kết, hợp tác trước những cơ hội, thách thức, đặc biệt là sức sống, giá trị của hợp tác và cơ chế đa phương.

Thành công của ASEAN đã mang lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong huy động sức mạnh tập thể không chỉ ở tầm khu vực mà cả ở tầm quốc tế trong ứng phó với những thách thức chung của nhân loại.

Thành công toàn diện, vang dội của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 là một đỉnh cao thắng lợi mới của đường lối đối ngoại đa phương của Ðảng, đúng như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Ðiều này, như tiếp thêm sinh khí mới để chúng ta tự tin và chủ động tiếp tục thắng lợi tiến trình hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.

4. Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19 và nghiên cứu thành công về virus SARS-CoV-2

Trong năm 2020, dịch COVID-19, được đánh giá là dịch bệnh tồi tệ nhất trong khoảng 100 năm trở lại đây bùng phát ở nhiều nước, đã tác động sâu rộng tới sức khỏe và đời sống của cộng đồng quốc tế, tới sự phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô toàn cầu.

Sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, thống nhất chỉ đạo quyết liệt và xuyên suốt của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của các cấp ủy đảng với sự nỗ lực triển khai của chính quyền các cấp là một nét rất đặc trưng của Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Với sự chỉ đạo thống nhất từ Trung ương đến địa phương với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, toàn bộ hệ thống chính trị đã vào cuộc và huy động được sự tham gia của toàn thể người dân, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội để thực hiện các biện pháp chống dịch một cách mạnh mẽ, huy động được các nguồn lực lớn trong thời gian ngắn phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh. Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam đã và đang được kiểm soát tốt.

Cùng với đó, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) công bố việc nuôi cấy và phân lập thành công virus SARs CoV-2 trong phòng thí nghiệm. Thành công này tạo điều kiện cho việc xét nghiệm nhanh các trường hợp nhiễm và nghi nhiễm virus SARs CoV-2. Từ kết quả này, mỗi ngày tại Việt Nam sẽ có khả năng xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm trong trường hợp cần thiết. Đây là tiền đề cho việc nghiên cứu và phát triển các bộ kít xét nghiệm, cũng như vaccine phòng chống loại virus này trong tương lai, đồng thời giúp cho việc đưa ra các biện pháp dự phòng hiệu quả hơn.

5. Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực

Quốc hội Việt Nam đã chính thức phê chuẩn hiệp định EVFTA với 457/457 số phiếu tán thành và có hiệu lực vào ngày 1/8/2020. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã được đàm phán từ năm 2012 đến năm 2015 và chính thức được ký kết ngày 30/6/2019 tại Hà Nội, Việt Nam.

Việc phê chuẩn Hiệp định là phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước; đồng thời đánh giá Hiệp định có chuẩn mực cao nhất hướng tới một không gian thị trường tiềm năng lớn nhất với 27 quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, trong đó có nhiều quốc gia thuộc nhóm đứng đầu thế giới về thương mại, đầu tư.

Sự kiện Quốc hội Việt Nam phê chuẩn Hiệp định EVFTA được coi là sự kiên có ý nghĩa “lịch sử” trong hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai bên. Theo Hiệp định, đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

6. Kinh tế Việt Nam duy trì được tăng trưởng dương

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn mà tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam do phải đối mặt với sự bùng phát của dịch COVID-19. Trong năm 2020, Việt Nam được đánh giá là một trong số 10 nước trên thế giới có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất; một trong 16 nền kinh tế mới nổi thành công nhất. Kinh tế nước ta vẫn tăng trưởng dương, đạt 2,91%, góp phần làm cho GDP trong 05 năm vẫn tăng trung bình 5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,4 lần so với đầu nhiệm kỳ, trở thành nền kinh tế có quy mô đứng thứ 4 trong ASEAN.

Trong bối cảnh nguồn thu bị suy giảm, nhu cầu chi tăng mạnh, kinh tế vĩ mô vẫn giữ được ổn định; các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là cân đối thu, chi ngân sách nhà nước cơ bản được bảo đảm; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát ở mức dưới 4%; tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt mức kỷ lục, trên 540 tỉ USD; cán cân thương mại có thặng dư cao, xuất siêu khoảng 20 tỉ USD, dự trữ ngoại hối tăng cao. Đến thời điểm này, có thể khẳng định nước ta đã đạt được “mục tiêu kép” trong phòng chống dịch COVID-19 và duy trì tăng trưởng kinh tế.

Năm 2020 có thể được xem là năm thành công nhất trong 05 năm của nhiệm kỳ về ý chí và tinh thần vượt khó vươn lên, với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép phục hồi và phát triển kinh tế, đồng thời kiểm soát dịch bệnh, Việt Nam vẫn đạt được những kết quả tích cực với việc duy trì được tăng trưởng GDP.

7. Năm 2020 là năm điển hình về dị thường thời tiết khí hậu

Năm 2020, thiên tai diễn ra khốc liệt, dị thường trên khắp các vùng miền của cả nước. Từ đầu năm, đã xảy 576 trận thiên tai, trong đó: 14 cơn bão, 02 áp thấp nhiệt đới trên biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa đá bất thường, kéo dài trên diện rộng tại các tỉnh miền núi phía Bắc; 132 trận lũ, lũ quét, sạt lở đất; 90 trận động đất; hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển tại đồng bằng sông Cửu Long…

Đặc biệt, trong gần 2 tháng, khu vực duyên hải miền Trung đã chịu ảnh hưởng dồn dập của 09 cơn bão (từ số 5 đến số 13) và 02 áp thấp nhiệt đới, trong đó bão số 9 đã đạt đến cấp siêu bão và được đánh giá mạnh nhất trong 20 năm qua với gió cấp 14, giật cấp 17, thời gian lưu gió mạnh lên đến 6-7 tiếng; bão đổ bộ trùng với thời điểm triều cường đã tàn phá và gây thiệt hại nặng nề. Do ảnh hưởng dồn dập của các cơn bão, kết hợp với hình thái thời tiết cực đoan, dị thường, đã gây mưa lớn kéo dài tại khu vực miền Trung, đặc biệt tại 07 tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi; lũ lớn xảy ra trên toàn tuyến 16 sông chính, trong đó có 06 tuyến sông lũ đã vượt mức nước lũ lịch sử, khu vực miền núi nhiều nơi đã bị sạt lở đất nghiêm trọng. Đây là một trong những đợt thiên tai nghiêm trọng (bão chồng bão, lũ chồng lũ) đã, đang tác động, ảnh hưởng đến tất cả các tuyến từ ngoài biển Đông đến đồng bằng, trung du và khu vực miền núi trong thời gian dài, đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người, phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng.

Theo thống kê, từ đầu năm đến nay thiên tai đã làm 357 người chết và mất tích (291 người chết, 66 người mất tích), 912 người khác bị thương, ước thiệt hại về kinh tế 39.945 tỷ đồng.

8. Nghị định 100 đi vào đời sống, góp phần bảo đảm an toàn giao thông

Từ năm 2020, Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP) bắt đầu có hiệu lực. Điểm nổi bật của Nghị định 100 so với các nghị định, quy định khác trước đây trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông là bổ sung, mô tả, làm rõ hơn các hành vi vi phạm, nâng cao mức phạt đối với các hành vi trực tiếp là nguyên nhân xảy ra các tai nạn giao thông. Đáng chú ý nhất của Nghị định 100 là các quy định về tăng mức xử phạt đối với các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn.

Đây là một quy định pháp luật có tính xã hội rất cao, ảnh hưởng tới mọi người dân và nhiều lĩnh vực về quy tắc, kết cấu hạ tầng, phương tiện, người lái và ứng phó sau tai nạn trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt chứ không chỉ riêng về vấn đề rượu, bia.

Nghị định 100 đã đi vào cuộc sống, tạo thành hành lang pháp lý chặt chẽ với chế tài xử phạt nghiêm minh, có tính răn đe, bước đầu thu được hiệu quả trong công tác đảm bảo an ninh trật tự và an toàn giao thông.

9. Đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số

Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới. Chương trình hướng tới mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Chính phủ xác định chuyển đổi số bằng những nền tảng công nghệ Việt “Make in Vietnam” để Việt Nam có thể dùng công nghệ, đi tắt, đón đầu, phát triển đột phá và trở thành quốc gia công nghệ hùng cường trong 05 năm tới.

Hiện thực hóa mục tiêu phát triển Chính phủ số, trong năm 2020, Cổng Dịch vụ Công quốc gia đã tích hợp và cung cấp hơn 2.650 dịch vụ công trực tuyến, trên 6.700 thủ tục hành chính tại 4 cấp chính quyền.

10.  Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực

Trong năm 2020 mặc dù bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng với sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng (PCTN), sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; số lượng vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý tăng cao. Cơ quan chức năng khác đã có nhiều cố gắng, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm bảo đảm tiến độ khởi tố, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án; nhiều vụ án nghiêm trọng, phức tạp được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Công tác thu hồi tài sản tham nhũng có nhiều chuyển biến…

Năm 2020, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý nghiêm minh nhiều cán bộ cấp cao diện Trung ương quản lý (trong đó có 02 Ủy viên Bộ Chính trị, 01 nguyên Ủy viên Bộ Chính trị; 05 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng) do có sai phạm liên quan đến các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực.

Một số vụ án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp đã được tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý như các vụ liên quan tới Công ty Hải Thành - Quân chủng Hải Quân, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, BIDV, Sacombank, Công ty Gang thép Thái Nguyên, các vụ vi phạm về quản lý đất đai, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… Tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng trong các vụ án được nâng lên rõ rệt.

Qua đó đã có tác dụng cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, thể hiện sự nghiêm minh trong xử lý tội phạm về tham nhũng, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả trong dư luận cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Chúng ta vững tin rằng, với sự quyết tâm chính trị cao của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, công tác phòng, chống tham nhũng trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng tới đây sẽ có bước tiến mới, mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn và hiệu quả hơn. Tham nhũng nhất định sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và niềm tin yêu, mong đợi của nhân dân./.