Vở Học Sinh Thời Xưa

Vở Học Sinh Thời Xưa

Kích thước: 17.5cm x 25cm (+/-0.2cm).

Tìm Về Cội Nguồn Chữ Hán - Lý Lạc Nghị

Link mua sách: https://nhohantu.com/tim-ve-coi-nguon-chu-han-bia-cung

Hán Tự Tự Học - tác giả Trần Văn Quế

Link mua sách: https://nhohantu.com/hantutuhoc

Hán Văn Tự Học  - Nguyễn Văn Ba

Link mua sách: https://nhohantu.com/han-van-tu-hoc

Ấu học quỳnh lâm - Dịch giả: Huệ Trí

"Ấu Học Quỳnh Lâm" làm một cuốn sách giáo khoa hàng đầu được xuất bản vào cuối triều đại nhà Minh, đầu triều đại nhà Thanh, và lưu truyền khá phổ biến ở Việt Nam. Bên cạnh cuốn “Tăng Quảng Hiền Văn", thì cuốn “Ấu Học Quỳnh Lâm” thường được người dân thời bấy giờ chọn đọc nhất. Điều này cho thấy tầm quan trọng của cuốn sách với nền giáo dục đương thời.

Link mua sách: https://nhohantu.com/au-hoc-quynh-lam

Ngũ Thiên Tự - VŨ VĂN KÍNH + KHỔNG ĐỨC biên soạn Tam Thiên Tự - Đoàn Trung Còn

Link mua sách: https://nhohantu.com/ngu-thien-tu

Nho văn giáo khoa toàn thư (1970) - Tác giả: Nguyễn Văn Ba

Link mua sách: https://nhohantu.com/nho-van-giao-khoa-toan-thu

Link mua sách: https://nhohantu.com/tu-hoc-chu-han-luu-khon

Chữ Nho Tự Học - Đào Mộng Nam

Link mua sách: https://nhohantu.com/tu-hoc-chu-nho

Hán học giải minh - Tác giả Tạ Vân Long chấp bút Ấn hành năm Giáp Thìn 1964.

Link mua sách: https://nhohantu.com/han-van-giai-minh

3 Huấn mông tam tự kinh diễn ca - Dịch giả: Thanh Sơn Thủy

Sách vỡ lòng được biên soạn như vậy thật quá chu đáo, dù không học nhiều, nhưng với 1000 chữ, khi nắm vững được nghĩa lý, cũng khả dĩ cho con người có một khái niệm vững chắc về cuộc sống, về đạo đời, là mẫn mực sáng giá cho mãi đến ngày nay.

Hán Văn Giải Tự Chữ Nho Và Khoa Học - Tác giả: Tạ Quang Phát

Link mua sách: https://nhohantu.com/han-van-giai-tu

Hán Văn Qui Tắc - Soạn giả : THIÊN LÝ – NGUYỄN DI LUÂN – 1941

Link mua sách: https://nhohantu.com/han-van-quy-tac

Học chữ Hán Nôm là được nghề gì?

Người học chữ Hán Nôm có thể đảm nhận các công việc sư tầm, nghiên cứu, phiên dịch, khai thác, giảng dạy Hán Nôm tại các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, cơ quan văn hóa, ...

NHT Books là đơn vị suy tầm phục chế các sách Hán Nôm cổ, và phát hành mới các sách học chữ Hán, tập viết chữ Hán.

Đọc thông, viết thạo như người bản địa

Vào thời nhà Trần, có một vị hoàng tử được coi là “thần đồng” ngoại ngữ. Ông không chỉ đọc thông, viết thạo tiếng của các nước láng giềng, mà còn hiểu về bản sắc, văn hóa dân tộc của từng nơi. Đó chính là Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật (1255 - 1330) là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông, em của vua Trần Thánh Tông. Ông là danh tướng nổi tiếng nhà Trần với những công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1287 - 1288).

Không chỉ là danh tướng nổi danh, Trần Nhật Duật còn được biết đến với tư cách nhà ngoại giao lỗi lạc. Tương truyền, ngay từ khi còn nhỏ, Trần Nhật Duật đã nổi tiếng thông minh, hiếu học, “sớm lộ thiên tri, ham thích hiểu biết về các tiếng nói và các giống người”. Sử sách ghi lại rất nhiều công lao phiên dịch cho các đoàn sứ thần người nước ngoài của Trần Nhật Duật.

Theo sử sách chép lại, Chiêu Văn Vương thông thạo ít nhất… 4 thứ tiếng. Đầu tiên là tiếng Tống (tiếng Trung), tiếng Xiêm La (Thái Lan), tiếng Chiêm Thành (Campuchia), tiếng Sách Mã Tích (tiếng người Singapore). Nhiều giai thoại, kể về việc Trần Nhật Duật nói chuyện, ăn cơm, uống rượu với các đoàn lái buôn, đoàn sứ thần người Tống như người bản địa của họ. Ông đặc biệt được người nước ngoài yêu mến, quý trọng.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời vua Trần Nhân Tông, một lần sứ giả nước Sách Mã Tích (tên cổ của Singapore) sang cống, nhưng triều đình không tìm được người phiên dịch. Cả thành Thăng Long chỉ có mình Trần Nhật Duật dịch được và nói chuyện trôi chảy bằng thứ ngôn ngữ lạ với sứ giả nước bạn.

Cách học tiếng nước ngoài của Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật rất đơn giản, đó là niềm say mê, hứng thú và luôn chăm chỉ giao tiếp với người nước ngoài. Khi có người hỏi Trần Nhật Duật vì sao biết được tiếng nước Sách Mã Tích. Ông trả lời: “Thời vua Thái Tông, sứ nước ấy sang, nhân có giao du với họ, nên hiểu được đôi chút tiếng nước họ”. Tài ngoại ngữ của Trần Nhật Duật khiến vua Nhân Tông rất thán phuc. Có lần vua còn nói đùa: “Chiêu Văn Vương có lẽ không phải người Việt mà là hậu thân giống Phiên, Man” (chỉ các dân tộc lân bang ở vùng Đông Nam Á thời đó).

Người nổi tiếng thứ hai trong lịch sử Việt Nam, đó là ông Trương Vĩnh Ký ở thế kỷ thứ XIX. Ông là người lập ra tờ báo đầu tiên của xứ Đông Dương, tên là Nông Cổ Mín Đàm, sau đó là tờ Gia Định Báo. Theo thông tin còn được lưu giữ đến hiện nay ông Vĩnh Ký thông thạo đến 26 ngoại ngữ. Nhà văn Pháp Émile Littré (1801-1881) đã từng phải kinh ngạc thốt lên: “Sự hiểu biết tới 26 ngoại ngữ của Trương Vĩnh Ký đủ để loài người tôn vinh anh như một nhà bác ngữ học (bác học ngôn ngữ) bậc nhất thời nay”.

Trương Vĩnh Ký được nhiều học giả phương Tây ca ngợi và đánh giá cao. Được biết, phần lớn kiến thức đều do ông tự trau dồi, bồi dưỡng bản thân mình. Từ nhỏ, gia đình Trương Vĩnh Ký rất nghèo, bố mất sớm, mẹ gồng gánh nuôi đàn con thơ. Ba tuổi, ông thuộc làu Tam tự kinh; bốn tuổi, ông học viết; năm tuổi (năm 1842) cắp sách đến trường học chữ Nho, chữ Nôm với thầy giáo Học. Năm 11 tuổi (1848), Trương Vĩnh Ký được gởi đến học tại Pinhalu (Phnom Penh,

Campuchia) được xây cất ở giữa một rừng thốt nốt hoang vu gần sông Mekong và cách Phnom Penh độ 6 dặm, dành cho cả vùng Đông Nam Á và Trung Hoa.

Lớp học có 25 học sinh từ 13-15 tuổi và Trương Vĩnh Ký là người nhỏ nhất. Vốn có thông minh, Trương Vĩnh Ký có khả năng tự học ngoại ngữ từ sách vở trong thư viện. Các nhà ngôn ngữ học đương thời cho rằng Trương Vĩnh Ký đã tự tìm ra những quy luật ngữ pháp giống nhau, khác nhau của các tiếng nước ngoài để học nhanh và dễ dàng. Ngoài ra, Trương Vĩnh Ký gặp gỡ, ăn ở chung với học sinh các nước Đông Nam Á như:

Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Ciampois (Chăm)… Kết quả, cậu thiếu niên 13 tuổi tên Vĩnh Ký đã nói và viết thông thạo các ngôn ngữ kể trên của các bạn cùng trường. Trong khoảng thời gian 7 năm theo học tại đây, Trương Vĩnh Ký học chuyên ngữ Latin và Hi Lạp. Ngoài ra, ông còn học nâng cao các thứ tiếng khác như Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Malaysia, Nhật, Hi Lạp, Thái Lan, Pháp, Ý…

Triều đình “cấp học bổng du học”

Trương Vĩnh Ký thông thạo… 26 ngoại ngữ. (Ảnh: Trương Vĩnh Ký. Nguồn:Libero school)

Đến thời nhà Nguyễn, mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam không chỉ dừng lại ở các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á, mà đã mở rộng ra các nước phương Tây. Vì vậy, việc cần những quan lại có vốn ngoại ngữ, hiểu biết về nhiều châu lục trên thế giới trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Vào thời nhà Nguyễn, triều đình sẵn sàng bỏ tiền để thanh niên người Việt Nam đi sang nước ngoài du học.

Dưới triều Vua Minh Mạng (1820-1841), việc đào tạo ngoại ngữ được chú ý song song với việc đào tạo hàng ngũ quan văn, quan võ, tuyển chọn nhân tài giúp nước. Vua đã ban sắc lệnh cho Bộ Lễ tuyển chọn con em quan lại và những thanh thiếu niên tuổi dưới 16 nhưng có chút tư chất, để nhà nước cấp tiền ăn học ngoại ngữ nước ngoài. Cụ thể, vào năm 1838, Vua Minh Mạng đã phê duyệt chương trình đào tạo tiếng nước ngoài với những quy định rất cụ thể cho học trò quán Tứ Dịch học tập văn tự ngoại quốc. Chương trình này ghi rõ: Thanh âm và từ ngữ Tây Dương khó hơn tiếng Xiêm, Lào. Do vậy, những người mới học trong 3 tháng, chữ Tây mỗi ngày học 2-3 chữ; chữ Xiêm, Lào mỗi ngày 7-8 chữ. Những người đã học hơn 6 tháng: chữ Tây mỗi ngày 4-5 chữ, thêm lên đến 6-7 chữ; chữ Xiêm, Lào mỗi ngày 8-9 chữ, thêm lên đến 11-12 chữ.

Không chỉ ngoại ngữ phương Tây, Xiêm, Lào, Vua Minh Mạng chú trọng cả chữ Hán của người Trung Quốc. Vua giao chọn người Hoa và những học trò con nhà gia giáo để đôn đốc học tập chữ Hán. Thầy giáo và học trò đều được cấp tiền lương, bổng lộc nuôi ăn, nuôi học như một quan lại nhà nước. Cụ thể như sau: thầy giáo lĩnh 1 quan tiền/tháng và 1 phương gạo. Triều đình bố trí người thường xuyên đôn đốc nhắc nhở người học để họ nhanh chóng thông thạo ngoại ngữ, có thể dùng vào việc sai phái và phiên dịch. Đặc biệt, với những người thông minh, hiếu học, có thể học “vượt cấp”, “vượt lớp”, điều này được vua quan nhà Nguyễn khuyến khích, ủng hộ, thậm chí còn được tặng vàng, tặng tiền để khen ngợi. Cứ 3 tháng một kỳ, nội các và Bộ Lễ phối hợp sát hạch. Ai đọc thuộc lòng, thông hiểu, chữ viết đúng, ngay ngắn, nhiều đến 100 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng ưu, được thưởng 6 quan tiền; nếu được 50 cả chữ lẫn âm thì xếp vào hạng trung bình được thưởng 4 quan tiền. Đối lập lại với những người chăm học ngoại ngữ, những người biếng nhác sẽ bị phạt roi, đòn, phê bình trước tất cả mọi người.

Đến thời vua Tự Đức (1847-1883), nổi tiếng là một ông vua hiếu học. Chế độ học tiếng Tây, chữ Tây dưới thời Tự Đức có nhiều điều thuận lợi hơn trước. Tiêu chuẩn tuyển chọn cũng thông thoáng hơn. Không nhất thiết là cử nhân, tú tài, học trò, thí sinh, khóa sinh, con em các quan viên... Bất kỳ ai thông nghĩa sách, biết chữ, tuổi trên dưới 20 mà tình nguyện đi học thì đều chuẩn cho đi Hương Cảng, đi sang Tây. Người đi học được cấp tiền lệ phí, 5 năm về sát hạch, nếu thành tài thì bổ nhiệm làm quan. Sau này, những viên quan phiên dịch (thông ngôn) này làm tốt công việc được triều đình thăng chức để khuyến khích có nhiều người đi học ngoại ngữ hơn.

Trong hơn 100 tư liệu được lựa chọn từ châu bản, mộc bản triều Nguyễn, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV (Cục văn thư lưu trữ Nhà nước) tổ chức triển lãm 3D “Giáo dục triều Nguyễn - Vang vọng còn lại” vào năm 2021. Trong một tài liệu mộc bản có nêu: “Phụng xét người bản quốc hiện nay am hiểu tiếng Pháp rất ít, lúc cần phái việc gì rất ít người. Nếu chọn các con em thiếu niên ra nước ngoài học tập thì phí tổn rất lớn mà lần đầu đi xa chưa hẳn đã vui vẻ, tình nguyện. Vậy nay xin quan do phủ Thừa Thiên và hai tỉnh Nam Ngãi hết lòng tuyển chọn các con em của dân lương và trẻ nhỏ trong hạt từ 10 đến 16 tuổi, mỗi tỉnh khoảng 10 tên gửi đến hoặc do nha thần tập hợp. Toàn năm cấp quần áo, đồ ăn, phái một viên ký lục (tú tài xuất thân) và một viên thông ngôn (như Nguyễn Đức Minh sung giáo tập và thông dịch tiếng Pháp thuộc nha đến dạy học”.

Vậy người thời xưa trải nghiệm những gì về nhà vệ sinh?

Tọa lạc tại trung tâm đô thị, nhà vệ sinh ở La Mã cổ đại thường được thiết kế bên cạnh các khu vườn trong thành phố và chứa được nhiều người cùng một lúc. Thay vì “giải quyết nỗi buồn” trong không gian riêng, mọi người phải chấp nhận việc vừa đi vệ sinh vừa nhìn người khác vì người La Mã coi đó là một hoạt động xã hội.

Người La Mã cổ đại coi việc đi vệ sinh ở toilet công cộng là giao tiếp xã hội.

Giấy vệ sinh chưa có ở La Mã cổ đại, vì vậy họ sử dụng một miếng bọt biển buộc vào thanh gỗ để rửa sau khi đi cầu. Nhà tiêu công cộng không có buồng riêng, vì vậy miếng bọt biển sau khi sử dụng lại được đặt vào cái xô chứa đầy nước muối hoặc giấm. Đó cũng là thau nước dùng chung.

Miếng bọt biển được dùng chung để vệ sinh sau khi đi đại tiện.

Trong thời trung cổ ở châu Âu, nếu muốn đi vệ sinh, tất cả những gì người ta cần làm là tìm cầu thang, cây cầu hoặc những nơi công cộng. Trong thời kỳ này, nhà vệ sinh khắp các đường phố được dùng để đáp ứng nhu cầu tự nhiên của con người. Nhà sử học Carole Rawcliffe giải thích rằng vào cuối thời trung cổ, mọi người trở nên quan tâm hơn đến sức khỏe và vệ sinh. Do đó, nhà chức trách tài trợ cho các nhà vệ sinh công cộng để giữ cho thành phố sạch sẽ. Nam giới có thể tự giải quyết thông qua các lỗ được đục trên cầu để chất thải rơi xuống dòng chảy phía dưới.

Thời trung cổ châu ÂU, thiết kế của các phòng tắm, phòng vệ sinh dựa trên tầng lớp xã hội. Các lâu đài được trang bị những phòng đặc biệt có lỗ trên sàn. Một đường thông từ  lỗ này đi thẳng xuống dưới đất và chất thải được đổ vào các hố dưới sát chân lâu đài. Các nhà tiêu bỏ phân trực tiếp vào các hầm hoặc hào của lâu đài. Mùi hôi do bể chứa này tạo ra khủng khiếp đến không thể chịu nổi, đặc biệt là vào mùa hè, vì nó bốc lên qua các đường ống và trở lại qua lỗ nhà tiêu.

Việc sử dụng nhà vệ sinh dần dần được xã hội thế kỷ 18 áp dụng và nhanh chóng trở nên phổ biến, chất thải được “những người đi đêm” dọn sạch. Họ phụ trách thu gom rác thải khi đường phố vắng tanh. Dịch vụ của "những người đi đêm" được cung cấp 24 giờ một lần tại các quận cao cấp, các khu vực nghèo hơn thì ít được dọn dẹp.

Trong thời cổ đại, có nhà vệ sinh riêng là một đặc quyền của giai cấp thượng lưu. Trong trường hợp không có toilet trong nhà, người dân ở Edinburgh (Scotland) thường hét lên "Gardyloo!" để cảnh báo người qua đường về chất thải mà họ sắp ném từ cửa sổ xuống. Thuật ngữ này xuất phát từ thành ngữ tiếng Pháp, "Prenez garde a l’eau!" - nghĩa đen là "cẩn thận với nước".

Điều này vẫn tiếp tục cho đến khi hệ thống thoát nước thải ra đời vào thế kỷ 19. Nếu không chú ý, người đi đường có thể lãnh cả xô nước thải lên đầu.

Tâm điểm của các bệnh nhiễm trùng

Sau khi hệ thống thoát nước đầu tiên được lắp đặt ở các thành phố châu Âu, số ca tử vong do dịch tả và sốt thương hàn giảm mạnh. Điều này cho thấy các ca bệnh đầu tiên lây lan qua nước bị ô nhiễm.

Ngày nay, điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng các nhà nghiên cứu đã mất nhiều năm để tìm ra nguồn bệnh, người đầu tiên là Tiến sĩ John Snow. Thông qua việc sử dụng bản đồ, ông đã xác định được nguồn gốc của sự lây nhiễm ở London: Bể tự hoại dưới một ngôi nhà bị rò rỉ vào giếng cung cấp nước cho máy bơm.

Công trình của Snow không chỉ là cột mốc quan trọng trong việc lập bản đồ vệ sinh, là công trình dịch tễ học đầu tiên trong lịch sử mà còn là điểm khởi đầu cho các hệ thống vệ sinh hiện đại được các thành phố phương Tây áp dụng sau này.

NGỌC HUYỀN(Nguồn: brightside.me)

Cách gọi "tú tài" có nguồn gốc từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, ban đầu là một tôn xưng dành cho những người có tài năng xuất chúng.

Từ thời nhà Hán, tú tài đã trở thành ứng cử viên cho các chức quan, tuy nhiên, hầu hết các tú tài thời đó đều xuất thân từ gia đình quý tộc, và người bình thường thực sự rất khó được tiến cử. Tuy nhiên, điều này không cản trở sự phát triển của tú tài.

Vào thời Tùy và nhà Đường, việc thiết lập hệ thống thi cử triều đình khiến địa vị tú tài được nâng cao chưa từng thấy. Kỳ thi được chia thành “tam khoa cửu phẩm”, tú tài đứng đầu trong khoa bảng và có địa vị cao nhất. Sau khi vượt qua kỳ thi tú tài, có thể được làm quan. Điều này khiến tú tài trở thành mục tiêu được giới trí thức theo đuổi.

Tuy nhiên, với sự điều chỉnh liên tục của hệ thống thi cử triều đình, tú tài đã trở thành cấp độ cơ bản nhất. Muốn tham gia khoa thi cấp cao hơn của triều đình để tranh giải trạng nguyên-bảng nhãn-thám hoa, trước tiên phải trở thành tú tài. Trong thời kỳ này, tú tài không chỉ phải có kiến thức phong phú mà còn phải có tư cách đạo đức tốt và ý thức trách nhiệm xã hội. Họ có địa vị cao trong xã hội và được mọi người trọng vọng.

Hệ thống thi cử triều đình đã phá vỡ thế độc quyền của các gia đình quý tộc trong việc tuyển chọn quan viên, tạo cơ hội cho nhiều người dân bình thường có thể thay đổi vận mệnh thông qua nỗ lực học tập.

Tú tài đã trải qua nhiều bước phát triển trong lịch sử Trung Quốc, từ danh hiệu kính trọng ban đầu dành cho người có tài cho đến cấp độ cơ bản nhất trong các kỳ thi triều đình sau này. Danh hiệu tú tài luôn đồng hành cùng sự trưởng thành và phát triển của tầng lớp trí thức tinh hoa. Họ đã sử dụng trí tuệ và tài năng của mình để đóng góp to lớn cho tiến bộ xã hội và trở thành một phần quan trọng của lịch sử Trung Quốc.