Phòng Công chứng số 1 Thành phố Hồ Chí Minh là Phòng Công chứng đầu tiên của cả nước được thành lập sau năm 1975, theo Quyết định số 182 ngày 21/9/1988 của thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngày đầu thành lập, Phòng có tên là "Phòng Công chứng Nhà nước thành phố Hồ Chí Minh" thuộc Thành phố. Đến năm 1997, Phòng được chuyển thành "Phòng Công chứng Nhà nước số 1" thuộc Sở Tư pháp và đến năm 2001 được đổi tên thành "Phòng Công chứng số 1 thành phố Hồ Chí Minh".
Thời hạn chứng thực hồ sơ xin việc là bao lâu?
Việc chứng thực hồ sơ xin việc được thực hiện trong thời hạn quy định tại Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
“Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực
Thời hạn thực hiện yêu cầu chứng thực phải được bảo đảm ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo, nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ; trừ trường hợp quy định tại các Điều 21, 33 và Điều 37 của Nghị định này.”
Như vậy, thời hạn chứng thực hồ sơ xin việc là ngay trong ngày cơ quan, tổ chức tiếp nhận yêu cầu hoặc trong ngày làm việc tiếp theo nếu tiếp nhận yêu cầu sau 15 giờ, trừ trường hợp gia hạn thời gian chứng thực theo quy định tại Điều 21 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.
Văn phòng công chứng có công chứng hồ sơ xin việc hay không?
Việc Văn phòng công chứng có công chứng hồ sơ xin việc hay không, theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
“Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
Theo quy định trên, Văn phòng công chứng vẫn có thể thực hiện chứng thực hồ sơ xin việc.
Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực sẽ ký chứng thực và đóng dấu của Văn phòng công chứng.
Hồ sơ xin việc có cần công chứng không?
Hiện tại pháp luật không quy định về những loại giấy tờ trong hồ sơ xin việc. Cũng như quy định hồ sơ xin việc cần phải được công chứng.
Tuy nhiên thông thường hồ sơ xin việc sẽ gồm những giấy tờ như: Đơn xin việc, CV xin việc, sơ yếu lý lịch tự thuật, giấy khám sức khoẻ, bằng cấp, chứng chỉ liên quan, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân hoặc hộ chiếu,… Và một số giấy tờ trong hồ sơ xin việc cũng được công chứng theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
Thực chất, công chứng hồ sơ xin việc là việc chứng thực hồ sơ xin việc được quy định tại khoản 2, 3 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP:
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. Ví dụ như chứng thực bằng cấp, chứng chỉ, CMND/CCCD,…
“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Như trường hợp chứng thực chữ ký trong Sơ yếu lý lịch tự thuật.
Và để chứng thực các giấy tờ trong hồ sơ xin việc nêu trên, các ứng viên chỉ cần mang theo bản chính (bản gốc) của các giấy tờ cần chứng thực đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Văn phòng công chứng có công chứng hồ sơ xin việc hay không? (Hình từ Internet)