Hoàn linh hoạt đến 15% cho chi tiêu Mua sắm, Du lịch, Ăn uống
Cách sử dụng số CVV/CVC để thanh toán
Thanh toán nhanh chóng qua số CVV/CVC
Các trang web dạng thương mại điện tử hiện nay phổ biến việc tích hợp các chức năng cho phép người mua thanh toán bằng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ quốc tế.
Cụ thể, một số thông tin chính mà bạn cần điền như:
Có một số trang web sẽ hỗ trợ gửi cả mã OTP về điện thoại để xác nhận nhưng cũng có một số trang sẽ không gửi mã OTP mà chấp nhận số CVV/CVC ngay lập tức.
Thẻ thanh toán quốc tế Visa, Mastercard cho phép bạn có thể thanh toán online cho nhiều dịch vụ, tại nhiều điểm giao dịch, mua hàng online trên website mà không cần trực tiếp tới cửa hàng, showroom và cũng không cần cung cấp mã PIN. Tuy nhiên có một rủi ro lớn, nếu bạn để lộ mã CVV/CVC trên thẻ thì bạn sẽ bị lộ thông tin, bị mất tiền hoặc trở thành lỗ hổng để kẻ gian lợi dụng thực hiện những giao dịch gian lận.
Không để lộ số CVV thẻ tín dụng cho bất cứ ai
Nếu bỗng nhiên bạn nhận được tin nhắn gửi mã OTP về điện thoại thông báo đang thực hiện một giao dịch nào đó hoặc về giá trị khoản giao dịch bất thường mà bạn không hề thực hiện thì chắc chắn bạn đã bị kẻ gian đánh cắp thông tin và đang thực hiện giao dịch ở đâu đó.
Lời khuyên khi sử dụng CVV/CVC cho thẻ tín dụng
Trong những năm gần đây thì việc thanh toán bằng thẻ tín dụng cho các hoạt động mua sắm, ăn uống, đặt phòng hay mua vé máy bay trực tuyến đã trở nên phổ biến. Nhưng internet thì luôn đầy rẫy những nguy cơ mất an toàn bảo mật thẻ. Do đó, bạn cần phải biết cách để bảo mật thông tin tài khoản cũng như bảo vệ mã CVV/CVC.
Dưới đây là một số biện pháp đơn giản mà VPBank gợi ý cho bạn:
Đây là cách tốt nhất để kẻ gian không bao giờ thấy được số CVV/CVC trên thẻ của bạn.
Khi đăng ký SMS-banking, bạn sẽ nhận được mã OTP về điện thoại nhằm xác thực giao dịch. Vì vậy nếu một ngày bất ngờ nhận được mã OTP thông báo về một giao dịch không phải do bạn thực hiện, bạn sẽ biết ngay thẻ tín dụng của mình đang bị đánh cắp thông tin và dùng cho giao dịch trái phép, khi đó, hãy liên hệ ngay với ngân hàng để báo khóa thẻ khẩn cấp.
Bạn có thể ký tên mình vào mặt sau của thẻ tín dụng. Nhân viên cửa hàng có trách nhiệm đối chiếu chữ ký này với chữ ký trên hóa đơn mua hàng, hai chữ ký này phải giống nhau thì bạn mới thực hiện được giao dịch.
Hiện nay, thẻ tín dụng được cấp bởi một số ngân hàng như VPBank có kèm theo bộ giấy dán giống như tem chống bóc, dùng để dán lên phần số CVV/CVC của thẻ giúp bạn che được dãy số này, tăng khả năng bảo mật cho thẻ.Trên thẻ tín dụng, số CVV/CVC được cho là quan trọng nhất. Vì vậy bạn hãy nắm chắc thông tin về dãy số này để có thể bảo mật thông tin cho mình và tránh rơi vào những giao dịch gian lận không đáng có.Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ số CVV của thẻ tín dụng là gì, cũng như cách bảo vệ thẻ tín dụng của mình an toàn nhất.
Mở thẻ tín dụng VPBank, giao dịch nhanh, nhận ngàn ưu đãi
Mở thẻ 100% online dễ dàng, không mất công đến quầy giao dịch
Nhận thẻ tận tay, ngay nơi bạn muốn hoàn toàn miễn phí
Ưu đãi hấp dẫn giảm tới 50% tại các đối tác nhà hàng & cafe
Mua sắm trả góp lãi suất 0%, hoàn tiền đến 5% mọi chi tiêu
Rút tiền mặt lên đến 100% tổng hạn mức
Không trả nợ thẻ tín dụng bị Ngân hàng phạt tiền do quá hạn thanh toán
Theo khoản 6 Điều 15 Thông tư 18 năm 2024 của Ngân hàng Nhà nước, khi sử dụng thẻ tín dụng, chủ thẻ phải sử dụng tiền đúng mục đích và thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho tổ chức phát hành thẻ các khoản tiền vay và lãi phát sinh từ việc sử dụng thẻ theo hợp đồng đã ký với tổ chức phát hành thẻ.
Hiện nay, các ngân hàng sẽ để thời gian miễn lãi suất sẽ kéo dài khoảng 45 ngày (tùy chính sách từng ngân hàng), bao gồm thời gian miễn lãi giữa hai chu kỳ thanh toán và thời gian được ân hạn (là khoảng thời gian ngân hàng gia hạn thêm nhằm tạo điều kiện cho khách hàng thanh toán hết số tiền đã ứng của ngân hàng để chi tiêu).
Nếu không thanh toán toàn bộ khoản vay (trả góp) trong khoảng thời gian này, khách hàng sẽ phải trả thêm tiền lãi cho ngân hàng.
Ngoài ra, việc không trả nợ thẻ tín dụng còn dẫn tới các hậu quả khác như:
- Có lịch sử nợ xấu ảnh hưởng đến các khoản vay sau này
Nợ xấu là những khoản tín dụng do vay mượn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng, tới thời hạn trả nhưng chưa trả hoặc không trả. Các khoản nợ xấu này đều sẽ được lưu trữ thông tin tại Trung tâm tín dụng CIC.
Theo đó, khi có nhu cầu vay vốn ngân hàng, vay tiêu dùng, vay tín dụng… ngân hàng sẽ căn cứ vào thông tin tín dụng của khách hàng trên hệ thống CIC để xác định độ tín nhiệm rồi mới cho vay.
Xem thêm: Cách kiểm tra nợ xấu và có bị giả thông tin để vay nợ hay không
- Bị ngân hàng làm phiền, đòi nợ
Nếu quên không thanh toán nợ đúng hạn, ngân hàng sẽ thực hiện nhiều biện pháp khác nhau như nhắn tin, gọi điện, gửi mai để để nhắc nhở khách hàng trả nợ.
Khi gặp trường hợp này, khách hàng không nên lơ đi mà nên đối mặt với ngân hàng để trả lời họ, bằng cách đó có thể ngân hàng sẽ tư vấn cho khách hàng phương án xử lý tốt nhất.
Nếu không có sự trao đổi giữa hai bên, sau một thời gian, ngân hàng sẽ khóa hoặc đóng tài khoản thẻ để tránh phát sinh những khoản chi tiêu mới. Trường hợp xấu nhất, khách hàng còn có thể bị ngân hàng khởi kiện để đòi lại tiền.
Không đủ khả năng trả nợ thẻ tín dụng, phải làm sao?
Có nhiều trường hợp người dùng phải nợ thẻ tín dụng do không đủ khả năng tài chính. Nếu rơi vào trường hợp này, tốt nhất nên đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng mở thẻ tín dụng để trao đổi với nhân viên ngân hàng để được tư vấn, giúp đỡ tìm hướng giải quyết.
Thông thường, các ngân hàng sẽ có chương trình hỗ trợ trả góp và miễn lãi suất và phí trả chậm cho người mở thẻ.
Trên đây là một số thông tin về: Không trả nợ thẻ tín dụng bị phạt như thế nào? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 19006192 để được hỗ trợ.
Nếu bạn đang sở hữu trong tay một chiếc thẻ Visa hay Mastercard thì số CVV của thẻ tín dụng in sau thẻ không còn xa lạ. Thế nhưng không phải ai cũng biết đến lý do xuất hiện và ý nghĩa của những con số này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được số CVV của thẻ tín dụng là gì và những rủi ro nếu không may để lộ dãy số này.
Sự khác biệt giữa CVC và CVV của thẻ tín dụng là gì
Số CVV/CVC về cơ bản có chức năng và ý nghĩa như nhau, đều giống như mật khẩu của thẻ tín dụng. Sự khác nhau giữa số CVV và số CVC là chúng được áp dụng cho những loại thẻ khác nhau. Số CVC được dùng để xác minh thẻ Mastercard, còn số CVV được dùng để xác minh thẻ Visa (bao gồm cả thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng).
Không trả nợ thẻ tín dụng có thể bị đi tù
Như đã nêu trên, nếu khách hàng không trả nợ và để các nhân viên ngân hàng nhắc nhở nhiều lần thì ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ gửi đơn khởi kiện đến tòa án.
Lúc này nếu khách hàng trả được nợ thì ngân hàng có thể rút đơn kiện hoặc khách hàng có thể yêu cầu Tòa án xử lý theo thỏa thuận của hai bên. Còn khi hai bên không tự giải quyết, Tòa án sẽ xét xử và đưa ra bản án đối với chủ thẻ. Đồng thời, có những biện pháp cưỡng chế để họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trường hợp chủ thẻ bị phát hiện có hành vi bỏ trốn, có tiền nhưng lừa gạt cố tình không trả thì có thể họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tùy vào mức độ vi phạm và số tiền vay, người phạm tội có thể bị áp dụng các khung hình phạt như sau:
- Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 04 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về các tội xâm phạm quyền sở hữu mà chưa được xóa án tích…
- Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 50 đến dưới 200 triệu đồng;
- Phạt tù từ 05 - 12 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 200 đến dưới 500 triệu đồng;
- Phạt tù từ 12 - 20 năm nếu chiếm đoạt số tiền từ 500 triệu đồng trở lên.
Như vậy, trả nợ thẻ tín dụng là trách nhiệm dân sự. Người nợ thẻ tín dụng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có dấu hiệu bỏ trốn hay lừa dối để không trả nợ.
Số CVV của thẻ tín dung là gì?
CSC (Card Security Code - mã số bảo mật của thẻ) chính là 3 chữ số ở mặt sau của thẻ tín dụng. Mã số này được dùng cho mục đích xác minh khi thực hiện các giao dịch bằng thẻ, nhất là giao dịch mua bán trực tuyến.
CSC là cách gọi chung của CVV, CVC và CID.
Đối với thẻ tín dụng, số CVV/CVC là quan trọng nhất. Có thể hiểu số CVV/CVC như một lớp bảo mật của thẻ tín dụng. Khi sử dụng thẻ, bạn có thể thực hiện các giao dịch thanh toán online thông qua việc cung cấp số CVV/CVC mà không cần đến mã PIN. Đây cũng là lý do mà khi bị lộ số CVV/CVC, bạn có thể sẽ bị kẻ gian đánh cắp thông tin nhằm thực hiện các giao dịch gian lận.