QUY ĐỊNH, ĐIỀU KIỆN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG HÀN QUỐC
Hàn Quốc tăng cường cơ chế đào tạo, tuyển chọn lao động nước ngoài vào làm việc
Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động Việt Nam cho biết, thời gian tới, Hàn Quốc thông qua huy động hoặc sử dụng các dự án hỗ trợ bằng vốn ODA của Hàn Quốc tăng cường công tác đào tạo nghề ở nước phái cử từ đó tuyển chọn được nhiều người lao động có tay nghề phù hợp đưa sang làm việc tại quốc gia này.
Người lao động Việt Nam đi làm nông nghiệp tại Hàn Quốc. Ảnh: NN
Lao động đang làm việc tại Hàn Quốc nếu được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì có thể làm việc liên tục tại Hàn Quốc tối đa 10 năm + a thời gian (a là thời gian phía Hàn Quốc sẽ xem xét và công bố sau) mà không cần xuất cảnh về nước làm các thủ tục tái nhập cảnh như hiện nay. Trong thời gian làm việc, đối tượng lao động này có thể chuyển đổi sang lao động lành nghề visa E-7 hoặc visa E - 4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.
Người lao động sau khi được chứng nhận là lao động làm việc liên tục thâm niên thì trong khoảng thời gian nhất định sẽ phải làm việc ở doanh nghiệp được chỉ định mà không được chuyển nơi làm việc.
Đối với nhân lực chuẩn lành nghề được tiếp nhận trực tiếp từ nước phái cử thì thời gian cư trú liên tục tối đa lên tới 10 năm mà không cần phải về nước làm lại các thủ tục tái nhập cảnh. Trong thời gian làm việc cũng có thể chuyển đổi sang visa E-7 hoặc visa E - 4 nếu thỏa mãn các điều kiện chuyển đổi.
Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.779 người, đạt 158,64% kế hoạch.
Theo đánh giá của Bộ LĐTBXH, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong năm 2022 đã dần phục hồi trong 6 tháng cuối năm, tập trung chủ yếu ở các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…
Cụ thể, Nhật Bản vẫn là thị trường tiếp nhận lao động thu hút nhiều lao động Việt Nam nhất năm 2022 với 67.295 người, tiếp đó là các thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 58.598 lao động, Hàn Quốc 9.968 lao động, Singapore 1.822 lao động, Trung Quốc 910 lao động, Romania 721 lao động, Hungary 775 lao động, Nga 467 lao động, Ba Lan 494 lao động và các thị trường khác.