Bạo lực học đường là hành vi ngược đãi, đánh đập, bạo hành; làm tổn hại đến sức khỏe, thân thể; sỉ nhục, lăng mạ đến danh dự và nhân phẩm; tẩy chay, cô lập, ruồng rẫy và những hành động gây ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn học trong các cơ sở giáo dục.
"Bi thương ngược dòng thành sông"
Bộ phim "Bi thương ngược dòng thành sông" đã khiến khán giả bởi cách tiếp cận chân thật và sâu sắc với vấn đề bạo lực học đường. Bộ phim này giống như một lời cảnh tỉnh đối với xã hội về tác hại của vấn nạn này. Dàn diễn viên trẻ trung và tài năng đã đóng góp rất nhiều cho thành công của bộ phim. Đây là một trong những bộ phim về bạo lực học đường ăn khách và được khán giả yêu mến.
"Blue spring" là một bộ phim Nhật về bạo lực học đường đã gây ấn tượng mạnh mẽ với khán giả bởi tình tiết đánh nhau điên cuồng của các học sinh. Không gian trong phim được thể hiện bằng cách tập trung vào các hành động đâm chém tàn bạo chỉ để thỏa mãn sự vô định của tương lai và thú vui nhất thời.
Phim kể về hai người bạn thân Kujo và Aoki cùng với các thành viên trong băng đảng của Kujo và họ phải đối mặt với những ngày tháng thanh xuân đầy thương tâm vì bạo lực học đường.
Bộ phim "Nữ sinh trung học tuổi 35" không như những bộ phim học đường trước đó. Đây là một câu chuyện nhẹ nhàng hơn về vấn đề bắt nạt trong giảng đường. Một cô gái bí ẩn tên Baba, 35 tuổi, xuất hiện tại một trường trung học đang bị phân biệt đối xử và xảy ra các vụ đánh nhau thường xuyên.
Cô đã giúp đỡ các học sinh trung học lấy lại công bằng. Đây là một trong những bộ phim học đường hay nhất từ trước đến nay có tác dụng cảnh báo cho giới trẻ cũng như những bậc phụ huynh và nhà trường. Bộ phim cho rằng môi trường giáo dục cũng là yếu tố quan trọng trong việc giải quyết vấn đề bạo lực học đường.
Học sinh một trường trung học tại Nhật Bản thảo luận về nạn Ijime với câu hỏi “tôi nên làm gì?” khi làm người ngoài cuộc - Ảnh: hirachu.blogspot.com
Sau vụ 5 học sinh nữ lớp 9 lột quần áo và đánh bạn, quay clip tung lên mạng, người lớn tranh nhau đổ lỗi cho nền giáo dục, cho Bộ GD-ĐT, cho nhà trường và cho thầy cô giáo hay cho chính cha mẹ các em.
Có nhiều bài viết đưa ra quan điểm dạy các em những cách để tránh bị bắt nạt hoặc khi bị bắt nạt thì nên làm gì, hay là đừng ngoan quá hiền quá...
Nhưng đổ lỗi cho bất cứ ai cũng không phải là cách giải quyết vấn đề. Và nếu chúng ta không đi vào tìm hiểu phần gốc mà chỉ đưa ra những giải pháp cho phần ngọn thì câu chuyện sẽ còn lặp lại trong tương lai gần.
Tôi xin chia sẻ một góc nhìn khác từ nước Nhật thông qua câu chuyện bắt nạt học đường này.
Với xã hội Nhật, chuyện bắt nạt học đường (Ijime) không phải là điều gì đó mới mẻ xa lạ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục Nhật, suốt từ năm 1985 đến 2005, mỗi năm đều có mấy chục ngàn vụ Ijime trải dài cả ba cấp học mà tỉ lệ nhiều nhất là THCS, đến tiểu học và ít nhất ở bậc THPT.
Tôi còn nhớ cách đây 14 năm khi tôi bắt đầu sang Nhật học, lúc đó tôi đã được chứng kiến rất nhiều vụ Ijime được đưa lên tivi, rồi cả những buổi tọa đàm của các chuyên gia tâm lý, các nhà giáo dục và sự tham gia của chính các em học sinh về vấn đề này trên truyền hình.
Và cho đến bây giờ, bắt nạt học đường vẫn đang là một vấn đề nhức nhối trong xã hội Nhật, họ đang phải sống chung cùng với nó.
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bắt nạt học đường được ẩn chứa trong 3 tác nhân đã tác động qua lại với nhau suốt một thời gian dài: hệ thống giáo dục, tác động của xã hội và chính bản thân đứa trẻ.
Nguyên nhân lớn nhất các nhà giáo dục đưa ra đó là ngày nay trẻ con phải chịu áp lực quá nhiều do hệ thống giáo dục quá coi trọng thành tích và đặt nặng kiến thức.
Trường học chỉ là nơi dạy kiến thức mà không phải là nơi giúp trẻ phát triển những kỹ năng và năng khiếu khác đã khiến những đứa trẻ có thành tích học kém hơn, thua thiệt hơn trong cuộc chạy đua điểm số cảm thấy bất mãn, thất vọng. Và chúng muốn tìm một cái gì đó, một đối tượng nào đó để xả những uẩn ức, bất mãn trong lòng.
Bên cạnh đó thì chất lượng và nhân cách của giáo viên đi xuống, sự yếu kém trong việc chỉ đạo, định hướng cho học sinh cũng là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường xảy ra nhiều hơn.
Bắt nạt học đường không chỉ đến từ nguyên nhân bên trong trường học hay hệ thống giáo dục, mà nó chịu tác động rất lớn từ các vấn đề xã hội trong thời đại đó.
Sự lên ngôi của chủ nghĩa "mạnh thì sống, yếu thì chết", những kẻ yếu kém sẽ bị xã hội bỏ lại sau lưng đã tạo ra một môi trường giáo dục mà ở đó trẻ không học được cách chia sẻ, quan tâm đến những người yếu hơn mình.
Và hậu quả là trẻ không có cơ hội được học cách quan tâm đến người yếu thế hơn. Khi bản thân rơi vào tình trạng stress do học hành hay vì những lý do về tâm sinh lý lứa tuổi, trẻ tìm đến việc bạo hành một ai đó để thoát khỏi trạng thái tâm lý bất mãn của bản thân.
Tác nhân gia đình và chính tâm lý của trẻ
Những học sinh bị bắt nạt thường là những trẻ yếu đuối về mặt tâm lý, thiếu những kỹ năng giao tiếp, tự bảo vệ, hoặc có vẻ ngoài khác biệt với các bạn khác trong lớp...
Còn những học sinh thích đi bắt nạt người khác thường có xu hướng tâm lý là thích gây gổ và dùng bạo lực, tính kiềm chế cơn nóng giận kém, thiếu sự cảm thông với người khác, không chịu đựng được hoặc không chấp nhận được sự khác biệt của bạn mình...
Một thành phần thứ ba là những học sinh trung gian, những người ngoài cuộc chứng kiến hành vi bắt nạt đó nhưng không dám lên tiếng, bàng quan đứng nhìn.
Những vấn đề tâm lý của trẻ sẽ liên quan trực tiếp đến môi trường giáo dục trong gia đình và hệ thống giáo dục nhà trường. Cuộc sống hiện đại đã khiến cha mẹ phải quay cuồng với công việc mưu sinh, họ không còn thời gian để quan tâm, trò chuyện và nâng đỡ tâm hồn cho con, không còn thời gian để chỉ dạy cho con trẻ cần phải làm như thế nào trong cuộc sống.
Nhiều người không muốn con mình rơi vào rắc rối nên khuyên con tránh xa, vô cảm với mọi thứ.
Nhìn từ câu chuyện xảy ra ở Trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên), chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng em Y. là một học sinh hiền lành, ít nói trong lớp. Cả em Y. và em T., người cầm đầu nhóm bắt nạt, cũng là những trẻ phải sống xa cha mẹ.
Chính sự thiếu quan tâm và sát sao hằng ngày của cha mẹ là một phần khiến em thiếu đi điểm tựa để nâng đỡ mình khi mình có những bất ổn về tâm sinh lý. Độ tuổi dễ xảy ra bắt nạt học đường nhất rơi vào THCS, bởi đó là độ tuổi mà tâm sinh lý các em mong manh, dễ bị lung lay nhất.
Giải quyết nạn bắt nạt học đường rất cần sự chung tay của cả cộng đồng: đừng biến xã hội thành một xã hội vô cảm, cha mẹ đừng dạy con cái sống vô cảm chỉ biết đến mỗi bản thân mình. Hãy dũng cảm đứng về lẽ phải và chính nghĩa. Đừng chỉ đổ lỗi cho bất cứ một ai, một cơ quan nào. Vì mỗi người trong chúng ta đều đã và đang góp phần tạo nên một xã hội hiện tại, và những vụ bạo lực học đường vừa qua chính là hậu quả tất yếu của nhiều nguyên nhân đã có từ trước.
Ijime chưa dừng lại vì sự bàng quan
Một bộ phim phát hành dành cho học sinh trung học với tựa đề Can đảm bước lên một bước để ngăn chặn Ijime - Ảnh: toei.co.jp
Mặc dù các trường học ở Nhật đã cải thiện môi trường để có thể phát hiện ra tình trạng Ijime một cách nhanh nhất, giáo viên kịp thời can thiệp sớm nhất nhưng tình trạng bạo lực vẫn tiếp diễn.
Một nguyên nhân lớn khiến tình trạng Ijime không thể chấm dứt ở Nhật đó là vì tỉ lệ những học sinh bàng quan khi nhìn thấy bạn bè bị bắt nạt càng nhiều, và những học sinh dám dũng cảm đứng lên bênh vực, can thiệp hoặc báo sự việc với giáo viên ngày càng ít đi.
Các em học sinh luôn sợ hãi mình sẽ bị trở thành nạn nhân tiếp theo của việc bắt nạt nếu như mình đi tố giác với thầy cô. Những em bị bắt nạt thì không dám nói với giáo viên vì sợ sẽ càng bị bắt nạt nặng thêm, không dám nói với cha mẹ vì lo sợ cha mẹ phiền lòng.
Bài học từ nước Nhật có lẽ cũng chính là bài học mà chúng ta cần nhìn nhận và rút ra. Để giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng ta phải đi vào giải quyết vấn đề hành vi và tâm lý của học sinh, xác nhận lại vai trò của người lớn chúng ta nằm ở đâu.
1 Nếu các trường học không chỉ là nơi nhồi nhét kiến thức cả sáng lẫn chiều, mà còn là nơi để xây dựng những kỹ năng mềm, giúp phát huy những thế mạnh khác của trẻ bằng những hoạt động ngoại khóa, những hoạt động tập thể nâng cao tinh thần đồng đội, chia sẻ với nhau thì trẻ sẽ không còn cảm giác bị yếu kém, thua thiệt.
Đừng chỉ cho những học sinh giỏi ở trong lớp dự giờ, còn học sinh yếu phải ở nhà. Đừng chỉ khen thưởng những học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc mà phê bình những học sinh bị điểm kém trước toàn trường.
2 Nếu ở gia đình cha mẹ không đặt nặng thành tích học tập của con, dành thời gian trò chuyện và quan tâm đến con nhiều hơn thì chắc chắn sẽ nhìn nhận ra những thay đổi tâm lý của con để hỗ trợ kịp thời.
Nếu cha mẹ đừng để con ngồi suốt ngày dán mắt vào màn hình máy tính xem những video bạo lực đánh đấm từ khi còn mẫu giáo, ắt hẳn mầm mống hành vi bạo lực sẽ không có cơ hội nảy lên.
3 Nếu xã hội, hay báo chí đừng chỉ tung hô những giá trị vật chất, đừng bỏ lại những người yếu thế hơn ở sau lưng, đừng giẫm đạp lên nhau để sống một cách bất chấp.
4 Nếu phim ảnh đừng chỉ có những bộ phim đầy tính bạo lực, giang hồ nhưng lại chiếu vào khung giờ vàng thì có lẽ trẻ con cũng không bị ảnh hưởng bởi các hình ảnh như thế.
Tác giả Nguyễn Thị Thu, tiến sĩ môi trường ĐH Tsukuba, Nhật Bản; từng học tập và sinh sống hơn 11 năm tại Nhật Bản; tác giả cuốn sách Kỷ luật mềm của trái tim; dịch giả sách giáo dục, truyện ehon Nhật Bản.