Quá Trình Reforming

Quá Trình Reforming

Thuật ngữ trong ISO 9000 & ISO 9001 đề cập đến “Quá trình - Process” như là một “tập hợp các hoạt động có tương tác nhằm biến đổi đầu vào thành đầu ra”. Như vậy nói Quá trình - Process là nói đến hoạt động.

quá trình hình thành và phát triển

Tháng 5/1993 Công ty Khoáng sản Titan Austrailia Hà tĩnh (gọi tắt là Austinh) được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa Công ty Khoáng sản Titan Hà tĩnh với đối tác Austrailia. Đến ngày 01/6/1996, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra quyết định chấm dứt hoạt động của công ty liên doanh.

Ngày 06/8/1996, UBND tỉnh Hà tĩnh ra quyết định thành lập Công ty Khai thác, Chế biến và Xuất khẩu Titan Hà tĩnh (TEPEC Hà tĩnh).

Tháng 12/2000, UBND tỉnh Hà tĩnh quyết định chuyển giao việc khai thác, kinh doanh Man gan và than (đồng đỏ) từ Công ty METECO sang cho Công ty Khai thác, Chế biến và Xuất khẩu titan hà tĩnh và được đổi tên thành Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà tĩnh.

Ngày 18/4/2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà tĩnh (Mitraco) thuộc UBND tỉnh Hà tĩnh trên cơ sở tổ chức lại và phát triển Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà tĩnh thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con. Mục tiêu xây dựng và phát triển Tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến kinh doanh khoáng sản.

Ngày 10/10/2013 Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh – CTCP (MITRACO) được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh theo quyết định số 1847/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổng công ty hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con trên nhiều lĩnh vực.

Qua 26 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của các Hiệu trưởng PGS TS Đoàn Văn Điện, TS Trần Hành, NGND TS Đỗ Hữu Tài và nay là TS Lâm Thành Hiển, Trường Đại học Lạc Hồng đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào và được Nhà nước ghi nhận bằng việc tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất (năm 2017, 2018), Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 2012), Huân chương Lao động hạng Ba (năm 2007, 2013, 2014), Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2020. Những tập thể, cá nhân gắn bó và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của trường cũng được ghi nhận và tặng thưởng các danh hiệu cao quý như: Huân chương Lao động hạng Ba cho Khoa Điện – Điện tử, Khoa Cơ Điện; Huân chương Lao động hạng Ba cho thầy Lâm Thành Hiển; bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Khoa Cơ Điện, Khoa Công nghệ Thông tin, Công đoàn Trường, Đoàn Thanh niên và nhiều cá nhân khác.. Ngoài ra, những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của Trường cũng được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, UBND tỉnh Đồng Nai…

Đối với lịch sử phát triển của một ngôi trường thì 25 năm không phải là một chặng đường dài nhưng khoảng thời gian ấy đặc biệt có ý nghĩa bởi nó ghi nhận sự ra đời, phát triển và khẳng định vị thế của một ngôi trường trẻ như Đại học Lạc Hồng. Với chiến lược phát triển và sự đầu tư đúng đắn, sự tâm huyết của các nhà lãnh đạo và một đội ngũ giảng viên, nhân viên trẻ tài năng, chúng ta có quyền hy vọng về một tầm vóc lớn hơn nữa của ngôi trường Lạc Hồng trong tương lai.

Điểm lại các danh hiệu thi đua và thành tích của tập thể sư phạm Đại học Lạc Hồng

Tập thể Lao động xuất sắc năm học 2006-2007, Quyết định số 7221/QĐ-BGD&ĐT ngày 12/11/2007;

Tập thể Lao động xuất sắc năm học 2007-2008, Quyết định số 8601/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/12/2008;

Tập thể Lao động xuất sắc năm học 2008-2009, Quyết định số 9122/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/12/2009;

Tập thể Lao động xuất sắc năm học 2009-2010, Quyết định số 1245/QĐ-BGD&ĐT ngày 30/03/2011;

Tập thể Lao động xuất sắc năm học 2010-2011, Quyết định số 1802/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/05/2012;

Tập thể Lao động xuất sắc năm học 2011 - 2012.

Năm 2006 - Đón nhận Cờ thi đua của Thủ tướng chính phủ;

Bằng khen số 2902/QĐ/BGD&ĐT ngày 06/06/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo;

Tập thể Lao động xuất sắc từ năm 2006 đến năm 2007 do Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận;

Năm 2007 – Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.

Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ liên tục từ năm 2008 đến năm 2010;

Tập thể Lao động xuất sắc liên tục từ năm 2008 đến năm 2012 do Bộ giáo dục và Đào tạo công nhận;

Năm 2012 – Đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì;

Xác lập kỷ lục 4 lần liên tiếp Vô địch Robocon Việt Nam 2010, 2011, 2012, 2013;

Á quân Robocon Châu Á Thái Bình Dương năm 2010 tại Ai Cập;

Giải Ba Robocon Châu Á Thái Bình Dương năm 2011 tại Thái Lan;

Á quân Robocon Châu Á Thái Bình Dương năm 2012 tại Hongkong;

Bộ Công an tặng Bằng khen và Cờ thi đua xuất sắc vì có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc năm 2009 và 2010;

Cờ thi đua xuất sắc 5 năm (2005-2010) của UBND tỉnh Đồng Nai;

Nhận Cờ thi đua hạng Nhất trong phong trào thi đua yêu nước của UBND tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 1156/QĐ-UBND;

Á quân và Giải Ba Robocon Châu Á Thái Bình Dương 2013 (Việt Nam đăng cai tại TP. Đà Nẵng);

Tháng 8/2013 - Đón nhận 2 Huân chương Lao động hạng Ba cho Công đoàn và Đoàn Thanh niên.

Xác lập kỷ lục 5 lần liên tiếp Vô địch Robocon Việt Nam 2010, 2011, 2012, 2013; 2014;

Vô địch Robobon Châu Á Thái Bình Dương (tháng 08/2014 tại Pune, Ấn Độ);

Tháng 10/2014 - Đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba cho phong trào Sáng tạo Robot của Đại học Lạc Hồng.

03/02/2015 - Vô địch Cuộc thi Thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu (Shell Eco-marathon Châu Á 2015) tại Manila Philippines. Đồng thời đạt giải Nhì hạng mục tạo clip truyền thông vế tiết kiệm nhiên liệu "Best Video Clip Award";

12/2015 - Tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2015, Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc đoạt 03 giải Nhất (chiếm toàn bộ các giải nhất của Hội thi), 03 giải Nhì, 04 giải Ba và 13 giải Khuyến Khích. Ba giải Nhất gồm: Giải pháp “Máy sắp xếp bao hàng tự động lên pallet” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Như Quỳnh, Lê Trần Minh Quân, Trần Văn Thành, Nguyễn Phan Hoàng Duy, Phạm Thanh Liêm - Khoa Cơ điện Điện tử; Giải pháp “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy in Chocolate” của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Quỳnh, Trần Văn Duy, Lê Hiển, Nguyễn Tấn Nhật, Trần Đức Thiên, Nguyễn Văn Xin, Nguyễn Văn Đà, Lương Hoàng Sơn  - Khoa Cơ điện Điện tử và Giải pháp “Hệ thống thông tin ME” của nhóm tác giả Lương Quốc Sơn, Huỳnh Cao Tuấn, Phạm Hồng Thái - Trung tâm Thông tin Tư liệu;

06/3/2016 - Lần thứ 2 liên tiếp Vô địch Cuộc thi Thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu (Shell Eco-marathon Châu Á 2016) tại Manila Philippines, thể loại Urban Concept (mô hình đô thị) với thành tích đạt được là chạy quãng đường 185 km tốn 1 lít Ethanol E100;

10/06/2016 - Tại buổi Lễ trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước đợt 1 – 2016 do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức, NGND.TS Đỗ Hữu Tài vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhất sau nhiều cống hiến và đóng góp cho sự nghiệp giáo dục;

2016 - Vô địch Cuộc thi “NetRiders Asia Pacific and Japan” do Học viện mạng Cisco tổ chức;

2017 - Lần thứ 3 liên tiếp Vô địch Cuộc thi “Thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu Shell Eco-marathon Châu Á" tại Singapore;

18/3/2017 - LH – EST (LH – Green Energy phiên bản 2017) vô địch Cuộc thi Thiết kế xe tiết kiệm nhiên liệu (Shell Eco-marathon Châu Á 2017) tại Tokyo, Nhật Bản thể loại xe mô hình đô thị chạy bằng điện. Đánh dấu 3 năm liên tiếp LHU vô địch cuộc thi này;

Tháng 4/2017 - LHU đoạt giải Ba "Cuộc đua số ” (cuộc thi lập trình điều khiển xe không người lái và đua xe trên sa hình mô phỏng đường phố thật tại Việt Nam);

2017 - LHU vô địch Cuộc thi “VIETNAM IOT HACKATHON” do Tập đoàn Viettel tổ chức;

Tháng 11/2017 - Nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Trường (1997-2017), Đại học Lạc Hồng lần đầu tiên vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất do Chủ tịch nước trao tặng;

8,9/3/2018 - LHU bảo vệ thành công chức vô địch Shell Eco-marathon Asia, lập kỷ lục 4 năm liên tiếp vô địch tại cuộc thi này;

Ngày 13/5/2018 - Đội LH-ATM, Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc giành ngôi vô địch Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2018 và trở thành đại diện Việt Nam tham dự Cuộc thi Sáng tạo Robot châu Á Thái Bình Dương;

15/12/2018 - LHU - Đương kim vô địch Cuộc thi "Sáng tạo Robot châu Á Thái Bình Dương 2018" (ABU). Robocon Đại học Lạc Hồng vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là Huân chương Lao động hạng Nhất thứ 2 của LHU;

1/5/2019 - LH-EST bảo vệ thành công chức vô địch Shell Eco-marathon Asia. Xác lập kỷ lục 5 năm liên tiếp ĐH Lạc Hồng – Việt Nam vô địch cuộc thi hạng mục thể loại Urban Concept Battery Electric (mô hình đô thị chạy bằng nhiên liệu điện);

20/5/2019 - Đội LHU-EST là đội Việt Nam đầu tiên đại diện Châu Á tham gia tay đua F1 thế giới diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, là đội Việt Nam đầu tiên đại diện giải Shell Eco-marathon Asia 2019 tham gia đường đua Drivers’ World Championship_Tay đua vô địch thế giới;

20/6/2019 - Trường ĐH tư thục đầu tiên tại Việt Nam có hai chương trình đào tạo (Công nghệ Thông tin và Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử ) đạt kiểm định chất lượng AUN-QA;

8/2019 - Tại cuộc thi ABU Robocon 2019 ở Mông Cổ, LH – WAO Trường Đại học Lạc Hồng đại diện của Việt Nam đã xuất sắc mang về giải thưởng ABU Robocon Award 2019, giải Ba châu Á Thái Bình Dương 2019 và giải thưởng MABUCHI do nhà tài trợ trao tặng;

21/8/2019 - Tại Lễ trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2019, Trường Đại học Lạc Hồng đã đạt 01 giải Nhì, 02 giải Ba và 04 giải Khuyến Khích (Hội thi năm 2019 không có giải nhất). Giải Nhì thuộc về giải pháp “Nghiên cứu ứng dụng xỉ thép lò điện hồ quang (EAFS) để loại bỏ photpho hòa tan trong nước thải chế biến thủy sản” của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Anh, Phan Thị Ngọc Ánh, Phan Thị Phẩm.

5/2020 - Sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung,Trường Đại học Lạc Hồng đạt giải Ba Cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ sinh viên thế giới lần thứ 19 năm 2020" được tổ chức tại Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM;

6/2020 - Trường Đại học Lạc Hồng nằm trong Top 50 trường đại học sáng tạo nhất hướng đến Giá trị Đạo đức theo Bảng xếp hạng WURI (World Universities with Real Impacts) do Liên minh các trường đại học Hanseatic (Hanseatic League of Universities - HLU) tổ chức;

7/2020 - Tại Hội nghị sơ kết ngành Khoa học và Công nghệ 6 tháng đầu năm và đề ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 của Sở KH&CN tỉnh Bình Phước, Trường ĐH Lạc Hồng vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước trao tặng về việc có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền Cuộc thi Sáng tạo Robocon mini tỉnh Bình Phước năm 2019;

07/2020 - Tại buổi Lễ trao tặng các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước đợt 1 năm 2020 diễn ra tại Đài PT-TH Đồng Nai, Trường Đại học Lạc Hồng vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ;

22/1/2021 - Tại Lễ tổng kết và trao giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai 2020, Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc đạt 01 giải Nhất (với giải pháp “Robot lau khô và lau ướt tấm pin năng lượng mặt trời cho hệ áp mái nhà xưởng”), 04 giải Nhì, 03 giải Ba và 04 giải Khuyến Khích. Ngoài ra, tập thể Trường còn được tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, triển khai Hội thi.

4/2021 - Sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng đã giành Giải Nhất tại vòng chung kết Cuộc thi Dự án kỹ thuật phục vụ cộng đồng (Engineering Projects in Community Service - EPICS) diễn ra tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM;

6/2021 - Trường Đại học Lạc Hồng là trường đại học duy nhất ở Việt Nam lọt Top 50 đại học sáng tạo nhất hướng đến Giá trị Đạo đức (Ethical Value) theo công bố của Liên minh các trường đại học Hanseatic (Hanseatic League of Universities - HLU), World’s Universities with Real Impacts (WURI);

08/2021 - Trường Đại học Lạc Hồng có thêm 04 chương trình đào tạo gồm: Quản trị kinh doanh, Dược, Kế toán, Ngôn ngữ Anh đạt kiểm định chất lượng bởi Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (ASEAN University Network – AUN);

30/12/2021 - Tại Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2021, Trường Đại học Lạc Hồng đã đạt 04 giải nhì, 03 giải ba và 06 giải khuyến khích.

19/3/2022 - Sinh viên Trương Bửu Diệp, lớp 18DN112, ngành Nhật Bản học đạt giải Ba Cuộc thi hùng biện tiếng Nhật các trường đại học phía Nam lần 5;

27/3/2022 - Thiết bị hỗ trợ xe lăn Automov của nhóm sinh viên LHU đạt giải Nhì cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ IV, năm 2022;

6/2022 - Trường Đại học Lạc Hồng là trường đại học duy nhất ở Việt Nam lọt Top 50 trường đại học sáng tạo hướng đến Giá trị Đạo đức (Ethical Value), (xếp hạng 24) theo công bố của Liên minh các trường đại học Hanseatic League (HLU), World’s Universities with Real Impacts (WURI). Ngoài ra, Trường Đại học Lạc Hồng lọt Top 100 trường đại học sáng tạo toàn cầu (xếp vị trí 85), Top 50 (Industrial Application), Top 50 (Entrepreneurship Spirit) và xếp vị trí thứ 3 trong Top 50 (Fourth Industrial Revolution);

13/08/2022 - Sinh viên Nguyễn Huỳnh Đức, lớp 20DN111, ngành Nhật Bản học đạt giải Ba cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật toàn quốc cúp JLAN-Test lần thứ 5 được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM;

19/10/2022 - Sáu chương trình đào tạo của Trường Đai học Lạc Hồng gồm Dược, Ngôn ngữ Anh, Kế toán, Công nghệ Thông tin, Quản trị Kinh doanh và Công nghệ kỹ thuật Điện – Điện tử đón nhận chứng chỉ đạt chất lượng chương trình đào tạo theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng bởi mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN – QA);

24/11/2022 - Tại lễ kỉ niệm 25 năm thành lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trao Bằng khen cho tập thể Nhà trường và 19 cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" năm học 2021-2022. UBND tỉnh Đồng Nai cũng trao tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 74 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 25 năm xây dựng và phát triển Trường Đại học Lạc Hồng (24/9/1997 - 2022);

27/11/2022 - Với đề tài "Nghiên cứu tác dụng giảm đau, kháng viêm và bào chế viên nén từ cao lá đắng ̣(Vernonia amygdalina Del.)", nhóm sinh viên Phạm Huỳnh Thanh Bảo, Phạm Thị Ngọc Anh và Hoàng Thúy Hiền (Khoa Dược) đã xuất sắc giành giải Nhì Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 2022;

16/12/2022, Đội FSOS (Sinh viên Khoa CNTT) đã xuất sắc đạt giải Ba Cuộc thi "Đổi mới sáng tạo ngành thuỷ sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023" với dự án “Hệ Thống Định Vị Thuyền Viên Hỗ Trợ Cứu Nạn Trên Biển”.

21/12/2022 - Trường Đại học Lạc Hồng đạt 11 giải trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2022, trong đó có 01 giải Nhất, 04 giải Nhì, 03 giải Ba và 03 giải Khuyến Khích. Ngoài ra, Trường cũng đạt 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 04 giải Ba và 07 giải Khuyến Khích trong Chương trình Phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động và học tập tỉnh Đồng Nai năm 2022;

20/3/2023 - Đội LH-CDC đã xuất sắc vượt qua các đội thi lọt vào TOP 24 đội tranh tài vòng chung kết Cuộc thi Bosch Future Mobility Challenge 2023 (BFMC) sẽ diễn ta tại Trung tâm kỹ thuật Bosch ở Cluj Napoca (Romania) vào tháng 5-2023;

26/3/2023 - Dự án “Hệ thống định vị thuyền viên và cứu nạn” của đội FSOS đã xuất sắc đạt giải Ba, Hạng mục Nông, lâm, ngư nghiệp và dự án “Phát triển hệ thống pin nhiên liệu đa ứng dụng” của đội FCT20 đã đạt giải Khuyến khích tại Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ V (SV-STARTUP 2023);

31/3/2023 - Trường Đại học Lạc Hồng vinh dự đón nhận Cờ thi đua hạng Nhất trong phong trào thi đua yêu nước năm 2022 và nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai tại Lễ tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2022, ký kết giao ước thi đua năm 2023 và tôn vinh Điển hình tiên tiến 2023;

28/5/2023, Đội LH - J4F của Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc giành được giải Á quân Chung kết Sáng tạo Robot Việt Nam 2023. Ngoài ra LH - J4F còn vinh dự nhận giải Fair Play của cuộc thi;

06/9/2023, Với dự án nghiên cứu về thuốc điều trị ung thư gan từ dược liệu, ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, giảng viên Bộ môn Hóa phân tích - kiểm nghiệm, thuộc Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng đã trở thành 1 trong 8 nhà khoa học chinh phục thành công giải thưởng trị giá 12,5 ngàn đô la Mỹ trong khuôn khổ dự án STIC;

09/9/2023, Tại vòng Chung kết Cuộc thi Design Thinking - Open Innovation 2023, nhóm sinh viên StarDev của Khoa CNTT đã đạt giải Á quân với dự án “Hệ sinh thái ITFSD” (bảng thi Sinh viên). Với bảng thi Doanh nghiệp Startup, nhóm EVT-2023 với dự án “Thiết kế và chế tạo pin nhiên liệu sử dụng cho xe điện” đạt giải Khuyến khích.

15/10/2023, Tại lễ bế mạc Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai năm 2023, Khoa CNTT, Trường Đại học Lạc Hồng vinh dự nhận được Bằng khen của chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai vì đã có thành tích đóng góp trong tổ chức Tuần lễ chuyển đổi số. Ngoài ra, đội sinh viên thuộc Khoa CNTT đã đạt giải Nhất Cuộc thi tìm kiếm giải pháp chuyển đổi số tỉnh Đồng Nai (Dong Nai Solution 2023) với dự án "Food connection apps" và giải Khuyến khích "Hệ sinh thái ITFSD - bạn của người nông dân".

21/10/2023, Tại Lễ hội chữ Hàn Hangeul Festival 2023 diễn ra tại Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH), sinh viên Ngành Hàn Quốc học, Trường Đại học Lạc Hồng đã đạt 01 Giải Nhì hạng mục Tài năng (Hangeul Festival 2023 Talent Contest) và 01 Giải Ba hạng mục Trang trí gian hàng ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc.

09/11/2023, Nhân sự kiện Lễ khai giảng năm học 2023 -2024, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng trao bằng khen của Bộ GD-ĐT cho Trường đại học Lạc Hồng vì đã có đóng góp tích cực trong việc triển khai Quyết định số 1665 ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”.

22/11/2023, Tại Liên hoan nghệ thuật quần chúng Khối thi đua 15 lần thứ nhất, năm 2023, Trường Đại học Lạc Hồng đã đạt 01 Giải Nhì với tiết mục "Song ca Bài ca Người giáo viên nhân dân", 03 Giải Ba với các tiết mục "Đơn ca Vết chân tròn trên cát", "Tốp ca Hành khúc người đưa đò", "Tốp ca Hành khúc Lạc Hồng" và 01 Giải Ba Toàn đoàn.

23/11/ 2023, Trường Đại học Lạc Hồng giành 2 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba, 3 giải Khuyến khích tại Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2023. Trường Đại học Lạc Hồng còn vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được khen thưởng là tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức, triển khai Hội thi. Ngoài ra, Trường có 7 cá nhân được nhận bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng.

26/11/2023, Tại Lễ tổng kết và trao giải Giải thưởng Sinh viên Nghiên cứu Khoa học Euréka lần thứ 25 năm 2023 diễn ra tại Trường ĐHQG-HCM, nhóm tác giả Bùi Thị Yến Linh, Phạm Nhật Tân, Nguyễn Thị Thanh với sự hướng dẫn của giảng viên Võ Văn Lệnh và Đoàn Văn Viên đến từ Khoa Dược, Trường Đại học Lạc Hồng đã được trao giải Khuyến khích với đề tài "Phân lập một số thành phần hóa học, nghiên cứu tác dụng phòng ngừa viêm loét dạ dày của Hàm liên, ứng dụng bào chế gel hỗn dịch chứa cao Hàm liên và Uất kim".

02/12/2023, Đội LH-Green Energy (gồm các sinh viên Khoa Công nghệ thông tin: Bùi Hữu Thông; Bùi Văn Anh Hào; Phạm Trần Phúc Trung; và Ngô Nghĩa Hồng Phúc) đã xuất sắc đạt giải Ba Cuộc thi "Đổi mới sáng tạo ngành thuỷ sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023" với dự án "Ứng dụng công nghệ vào nghề cá”.

07/12/2023, Tại Lễ trao giải ba cuộc thi: Mô hình, ý tưởng sáng tạo xanh; Mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu và Mô hình xanh - sạch - đẹp năm 2023 tổ chức bởi Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai, nhóm tác giả: Nguyễn Minh Sơn, Phan Thị Hường, Nguyễn Thị Hoàng Thanh, Hà Gia Vi, Lâm Thành Quốc Hào, Lê Quốc Cường, Nguyễn Tuấn Kiệt, Hoàng Minh Cảnh và Nguyễn Duy Độ (Khoa CNTT), Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc đạt giải Ba Cuộc thi "Mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu". Cuộc thi không có giải Nhất.

11/12/2023, Dự án “Thiết kế và chế tạo Pin nhiên liệu đa ứng dụng” của nhóm tác giả đến từ Trường Đại học Lạc Hồng đã lọt vào top 10 dự án xuất sắc nhất Chương trình phát triển dự án Khởi nghiệp quốc gia 2023.

14/12/2023, Tại Lễ công bố và trao Giải thưởng Sáng tạo tương lai - VietFuture 2023 diễn ra tại TP Huế, nhóm tác giả đến từ Khoa CNTT: Bùi Hữu Thông; Bùi Văn Anh Hào; Phạm Trần Phúc Trung; Ngô Nghĩa Hồng Phúc đạt giải Nhất với đề tài “Thiết kế và chế tạo Pin nhiên liệu cho xe điện” với sự hướng dẫn của TS Lê Phương Long. Ngoài ra, Sinh viên Đặng Văn Huy đạt giải Ba với đề tài "Hệ sinh thái ITFSD" với sự hướng dẫn trực tiếp từ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin.

16/12/2023, Sinh viên Cao Ngọc Mạnh, Khoa Cơ điện - Điện tử đạt Giải Xuất sắc mảng phần cứng Cuộc thi Thử tài kiến thức kỹ thuật để tham gia chương trình "Kỹ sư Việt Nam - Kỹ thuật Nhật Bản" do công ty THNN Esuhai Technology Esutech cùng công ty Toa Musendenki phối hợp thực hiện.

21/12/2023, Trường Đại học Lạc Hồng đạt danh hiệu "Trường học tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp” tại Vòng Chung kết Chương trình Phát triển dự án Khởi nghiệp Quốc gia 2023 diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Ngoài ra, dự án “Thiết kế và chế tạo Pin nhiên liệu đa ứng dụng” của Trường đã đạt giải Khuyến khích.

26/12/2023, Trường Đại học Lạc Hồng dẫn đầu giải thưởng tại Chương trình Phát huy sáng kiến, sáng tạo trong lao động và học tập tỉnh Đồng Nai năm 2023, với 11 giải pháp đạt giải bao gồm: 01 giải Nhất với giải pháp “Hệ thống phun sơn và sấy bo mạch in tự động”, 02 giải Nhì với giải pháp “Nghiên cứu chế tạo máy dán nhãn tự động” và "Xây dựng khóa học An toàn phòng thí nghiệm phù hợp thế hệ trẻ", 02 giải Ba với giải pháp “Ứng dụng công nghệ Vision AI và Flycam để phát hiện đối tượng phổ biến trong quản lý xây dựng” và "Xây dựng hệ thống Software Defined Network quản trị và giám sát mạng", 06 giải Khuyến khích với các giải pháp “Nghiên cứu chế tạo bộ cữ chặn tự động”, "Xây dựng giáo trình số cho học phần thực hành điện ô tô"; "Nghiên cứu thử nghiệm bộ điện phân nước cung cấp nhiên liệu Hydrogen cho động cơ xe gắn máy"; "Mô hình hỗ trợ sinh viên vận dụng kiến thức và trải nghiệm dự án thực tế để củng cố phương pháp giảng dạy PBL"; "Xây dựng hệ thống chia sẻ nội dung đa phương tiện tại VNPT Đồng Nai" và "Xây dựng mô hình 3T cho hoạt động thực tế của sinh viên tại Khoa Quản trị - Kinh tế quốc tế Trường Đại học Lạc Hồng".

09/01/2024, Trường Đại học Lạc Hồng chính thức nhận chứng chỉ đạt chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ABET (Accreditation Board for Engineering and Technology - Hội đồng cấp chứng nhận kỹ thuật và công nghệ) cho hai chương trình đào tạo của Trường là Công nghệ Kỹ thuật Thông tin và Công nghệ Kỹ thuật Điện -Điện tử.

16/3/2024, Sinh viên Nguyễn Thị Nữ, lớp 21DN113, Ngành Nhật Bản học đạt giải Quán quân Cuộc thi Hùng biện tiếng Nhật các trường đại học khu vực phía nam lần 7 được tổ chức tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP Hồ Chí Minh.

20/3/2024, Sinh viên Thị Ngọc Thảo và Trương Thị Cẩm Tú ngành Ngôn ngữ Trung, Trường Đại học Lạc Hồng đạt giải Ba tại Cuộc thi “Lồng tiếng Hán ngữ năm 2024” tổ chức tại Trường Đại học Văn Hiến TP. HCM.

12 - 13/5/2024, Dự án "Chôm chôm rang sấy - Rambutan Fairy" của Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc vượt qua 80 dự án giành giải Khuyến khích tại Cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ VI (SV STARTUP 2024)" được tổ chức tại Cần Thơ.

12/5/2024, Đội LH - J4F của Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc giành được giải Ba Chung kết Cuộc thi Sáng tạo Robot Việt Nam 2024. Ngoài ra LH - J4F còn vinh dự nhận giải Fair Play của cuộc thi; Giải Robot ấn tượng được trao cho đội LH-UIS và Giải Ý tưởng được trao cho đội LH-VFLAME.

14/5/2024, Nhóm sinh viên kết hợp từ ba Khoa (Khoa Ngôn ngữ Anh; Khoa Cơ điện - Điện tử; Khoa Công nghệ Thông tin), Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc đạt giải Trình bày giải pháp ấn tượng nhất tại Triển lãm chung kết dự án đổi mới thuộc chương trình Dự án Kỹ thuật (eProjects) lần thứ năm thuộc chương trình ASU - Dow Vietnam STEM với dự án "Bóc tách và xử lý tế bào quang điện trong tấm pin năng lượng mặt trời".

24/5/2024, Sinh viên Trần Hồ Ngọc Hiếu, lớp 21DT114 và sinh viên Phan Thị Thúy, lớp 21DT112 - Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc đã xuất sắc đạt giải Ba và giải Khuyến khích Cuộc thi Nhịp cầu Hán ngữ sinh viên thế giới lần thứ 23 được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm TP.HCM.

1/6/2024, Tại Cuộc thi Hùng biện tiếng Hàn K-Speech lần thứ 12 tại Việt Nam diễn ra tại Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, sinh viên Ngành Hàn Quốc học, Trường ĐH Lạc Hồng đã đạt 01 giải Khuyến Khích hùng biện nhóm (Sinh viên Trần Ngọc Hà Vy, Dương Huỳnh Bảo Trân, Nguyễn Thuỵ Thuỳ Dương) và 01 giải Khuyến Khích hùng biện cá nhân (Sinh viên Nguyễn Huỳnh Mỹ Tâm).

26/6/2024, Hai sinh viên LHU đã xuất sắc đạt giải Khuyến khích tại Cuộc thi Kỹ năng Quốc tế lần thứ 2 diễn ra tại Trùng Khánh - Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên LHU tham gia cuộc thi đa lĩnh vực quốc tế này, cùng với 590 thí sinh đến từ hơn 60 quốc gia. Được biết sinh viên Hồ Ngọc Hoàng Long (Khoa CNTT) tham gia Hạng mục Lắp đặt và Gỡ lỗi Internet Vạn vật (IoT) và Trần Minh Khoa (Khoa Cơ điện - Điện tử) tham gia Hạng mục Công nghệ Quang điện tử (Optoelectronic Technology).

30/6/2024, Nhóm tác giả Hà Hằng Nga, Huỳnh Xuân Khánh, Trần Thị Xuân Lành (lớp 22KT111, SV Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng) đã xuất sắc đạt giải Nhất tại Lễ tổng kết Trại Nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên, giảng viên trẻ tỉnh Đồng Nai lần thứ I, năm 2024 với đề tài "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của thanh thiếu niên trên nền tảng thương mại điện tử tại tỉnh Đồng Nai" dưới sự hướng dẫn của ThS Bùi Văn Thụy và TS Nguyễn Văn Hải. Nhóm tác giả Nguyễn Vũ Huy Hoàng, Châu Vân Phi Long, Nguyễn Vũ Thanh Trúc, Phan Thị Thu Tình, Phan Vân Anh (giảng viên, sinh viên Khoa Quản trị - Kinh tế Quốc tế) đạt giải Nhì "Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn Trường Đại học của Sinh viên Gen Z tại Đồng Nai". Ngoài ra, sinh viên Nguyễn Ngọc Hà (lớp 22AV112, Khoa Ngôn ngữ Anh) đạt giải Ba với đề tài "Tác động của phương pháp trò chơi trong việc học tiếng Anh đối với sinh viên Trường ĐH Lạc Hồng".

03/8/2024, Sinh viên Võ Thị Thúy An (lớp 21KT111), Khoa Tài chính - Kế toán, Trường Đại học Lạc Hồng, cùng hai đồng đội đến từ Trường Đại học Tài chính Marketing và Trường Đại học Văn Lang (Đội "SunRise") đã xuất sắc giành giải Ba Cuộc thi học thuật cấp quốc gia A&A Racing 2024 được tổ chức tại Trường Đại học Văn Lang, TP. HCM.

25/09/2024, Tại buổi Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và tặng các phần thưởng cấp Nhà nước năm 2024, Trường Đại học Lạc Hồng vinh dự đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ vì có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2022-2023.

15/10/2024, Tại Vòng Chung kết Hội thi Trường học không ma túy khu vực miền Nam năm 2024 diễn ra tại Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Lạc Hồng đoạt giải Dự án phòng chống ma túy xuất sắc nhất và giải Nhất chung cuộc. Hội thi được tổ chức bởi GD&ĐT, Bộ Công an và VTV.

10/2024, Nhóm tác giả gồm Phan Thiện Phước, Nguyễn Duy Hải, Hàn Quốc Việt và Hàn Quốc Bảo, Khoa CNTT, Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc đạt giải Nhất trong Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Đồng Nai năm 2024 với dự án “Tự động hoá quy trình phân loại và định giá kén tằm bằng trí tuệ nhân tạo”. Dự án được đánh giá cao nhờ vào tính ứng dụng cao, sáng tạo, và đóng góp thiết thực cho cộng đồng.

23/11/20204, Sinh viên Võ Thị Mỹ Hạnh, Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Khoa Đông phương học, Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc đạt giải Ba Vòng Chung kết Cuộc thi hùng biện tiếng Trung toàn quốc - Đà Nẵng 2024 diễn ra tại hội trường Đại học Duy Tân (thành phố Đà Nẵng).

23/11/20204, Ba sinh viên gồm Hồ Thị Bích Trúc, Nguyễn Thị Quỳnh Như và Hồ Thanh Hà Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Trường Đại học Lạc Hồng đang theo học chương trình 3+2 tại Trường Đại học Lỗ Đông đã xuất sắc giành giải Ba "Cuộc thi kể chuyện Trung Quốc dành cho sinh viên quốc tế 'Vui đọc Trung Quốc' lần thứ hai" diễn ra tại Trung tâm Giáo dục Giáo viên Quốc tế, Đại học Sư phạm Thượng Hải.

27/11/2024, Sinh viên Nguyễn Thị Minh Thùy và Võ Thị Thùy Vân (lớp 22QD111), Ngành quản trị du lịch và lữ hành - Khoa Quản trị Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Lạc Hồng đã xuất sắc đạt giải Nhất và giải Nhì “Cuộc thi thuyết minh giới thiệu du lịch tỉnh Đồng Nai 2024”, được tổ chức bởi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai.

03/12/2024, tại Lễ Công bố và vinh danh Giải thưởng Sáng tạo tương lai – VietFuture Awards 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, đội LHU ST AI (gồm các sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin và Khoa Cơ điện - Điện tử), Trường Đại học Lạc Hồng đã vinh dự nhận giải Nhất (lĩnh vực Trí tuệ nhân tạo và tự động hóa) với đề tài "Tự động hoá quy trình phân loại và định giá kén tằm bằng trí tuệ nhân tạo", do Thầy Phan Thiện Phước hướng dẫn. Ngoài ra, đội LHU Synergasía Team (gồm các sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin) được trao giải Ba với đề tài "Hệ thống LMS tự động hoá chấm điểm" thuộc lĩnh vực Giáo dục, học tập và đào tạo 4.0, do Cô Phan Thị Hường hướng dẫn.

TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

Một năm khởi đầu từ mùa Xuân, mùa của vạn vật sinh sôi, cây cối tốt tươi, đâm chồi nảy lộc, kết trái trổ bông. Đối với cán bộ, sĩ quan biệt phái, giảng viên, viên chức và người lao động của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc gia Hà Nội (GDQP và AN ĐHQGHN) cứ mỗi độ Xuân về, trong phơi phới niềm vui Xuân mới, giục giã lòng người, hân hoan “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới” còn tràn ngập niềm vui, lòng tự hào phấn khởi về ngày truyền thống của mình, đó là ngày 02 tháng 3 năm 2004.

Cách đây 15 năm, Trung tâm GDQP và AN ĐHQGHN được thành lập theo Quyết định số 97/TCCB ngày 02/3/2004 của Giám đốc ĐHQGHN. Trung tâm được thành lập trên cơ sở sáp nhập Khoa Giáo dục Quốc phòng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Khoa Giáo dục Quốc phòng của Trường Đại học Ngoại ngữ có nhiệm vụ giảng dạy giáo dục quốc phòng-an ninh cho sinh viên ĐHQGHN và một số cơ sở giáo dục đại học theo phân luồng của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng thời tham mưu về công tác bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho cán bộ, viên chức trong ĐHQGHN và công tác quân sự địa phương.

Là một Trung tâm được thành lập vào những ngày đầu tháng ba của mùa Xuân 15 năm trước; chỉ một lẽ tự nhiên ấy cũng đủ để tin vào sức sống tràn căng sức Xuân. Bởi những gì đã, đang hình thành và phát triển suốt mười mấy năm qua của Trung tâm, đủ để mỗi người cảm nhận sâu sắc thêm ý nghĩa của những thành tựu mà Trung tâm đã tạo dựng, đặt tiền đề cho sự phát triển bền vững. 15 năm, khoảng thời gian chưa thể nói là dài, nhưng có thể nói, những gì mà Trung tâm đã làm được thật biết bao ý nghĩa, biết bao ân tình.

Sự ra đời của Trung tâm đã đánh dấu một mốc son trong chặng đường lịch sử xây dựng, giáo dục- đào tạo và phát triển của ĐHQGHN. 15 năm qua, các thế hệ cán bộ, sĩ quan biệt phái, giảng viên, viên chức và người lao động của Trung tâm luôn chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường, đoàn kết phấn đấu, phát huy tinh thần cách mạng tiến công, không ngừng vươn lên khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi thử thách, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm để xây dựng Trung tâm từng bước trưởng thành và ngày càng vững mạnh, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới.

Ngày đầu thành lập, Trung tâm đứng trước muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, từ địa điểm, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, bộ máy tổ chức và kinh phí bảo đảm cho hoạt động. Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong điều kiện mới, ngay từ những ngày đầu thành lập, cấp ủy, Ban Giám đốc Trung tâm với trọng trách nặng nề bằng quyết tâm chính trị, đã dám nghĩ, dám làm, tìm tòi, sáng tạo để xây dựng mô hình hoạt động, với biên chế tổ chức ban đầu của Trung tâm gồm: Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo; Phòng Hành chính- Tổ chức, Khoa chính trị, Khoa quân sự, đây là những trụ cột, tạo nền móng cho sự phát triển của Trung tâm sau này.

Năm 2015 là một dấu mốc quan trọng trong ký ức mỗi cán bộ, giảng viên, sĩ quan biệt phái, khi Trung tâm nhận nhiệm vụ là đơn vị tiên phong lên khu quy hoạch ĐHQGHN, thôn 7 xã Thạch Hòa, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Không thể không nói đến những tâm tư, trăn trở, băn khoăn của mỗi người phải dời bỏ cái nôi có nhiều điều kiện thuận lợi giữa thành phố yên bình và tươi sáng để đến khai phá đặt những bước chân đầu tiên trên miền đất “ Nắng Sơn Tây- mây Ba Vì”, vùng đất của thao trường đẫm mồ hôi mùa hè nắng cháy, thao trường buốt thịt da mùa đông giá rét, nhưng trí tuệ, công sức cùng những bản tình ca của thầy và trò đã vút lên từ trái tim những “Người lính tiên phong” của ĐHQGHN, để rồi đến với “Hòa Lạc” là “Hòa nhập nhanh với tinh thần Lạc quan cách mạng”. Trên miền đất mới, vừa giảng dạy vừa xây dựng cải tạo; vừa học vừa làm; Trung tâm không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng; các giảng đường, thao trường, bãi tập, nhà ở, nhà ăn, các thiết chế văn hóa, thể thao, sân vườn, bồn hoa cây cảnh, vườn rau xanh, vườn cây ăn quả, khu chăn nuôi, ao cá... được xây dựng, sửa chữa, làm mới ngày càng khang trang, hiện đại; huy động các nguồn lực, quan tâm đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, nghiên cứu khoa học. Có thể thấy rằng từ một nơi đất trống, nhiều sỏi đá, cỏ dại, sân vườn nhà cửa xuống cấp, đến nay Trung tâm đã trở thành một địa điểm hấp dẫn với học sinh, sinh viên, có môi trường văn hóa phong phú, lành mạnh, cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp.

Cũng trong giai đoạn này, để đáp ứng trước sự phát triển của Trung tâm về quy mô giáo dục QP-AN, số lượng người học tăng, đa dạng về đối tượng, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, Trung tâm đã điều chỉnh, kiện toàn tổ chức để đủ sức hoàn thành nhiệm vụ trong tình hình mới, đó là việc sắp xếp, chấn chỉnh, kiện toàn các phòng, khoa, thành lập Phòng Hậu cần- Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch- Tài chính. Các phòng, khoa của Trung tâm luôn thực hiện tốt chức năng tham mưu, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, năng động, sáng tạo, phối hợp đồng bộ và ngày càng có tính chuyên nghiệp.

15 năm xây dựng và thực hiện chức năng của Trung tâm giáo dục Quốc phòng-An ninh. Đến nay, Trung tâm đã đổi mới toàn diện, căn bản về nội dung, chương trình, đề cương môn học, bảo đảm đúng quy định, qui chế, đáp ứng yêu cầu, mục tiêu môn học theo chuẩn đầu ra của ĐHQGHN, chọn khâu đột phá là “Đổi mới phương pháp dạy-học gắn với quản lý tốt, rèn luyện nghiêm”. Hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy cho hơn 10 vạn lượt sinh viên đạt chất lượng chuẩn đầu ra của môn học. Để đáp ứng mục tiêu vừa bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh vừa góp phần nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ QP-AN theo vị trí, lĩnh vực, chức danh được đảm nhiệm, Trung tâm đã phối hợp với Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội tổ chức bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho hơn 1700 cán bộ, viên chức thuộc các đối tượng 3, 4 trong ĐHQGHN; đồng thời Trung tâm còn làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo ĐHQGHN chỉ đạo thực hiện tốt công tác QP-AN trên địa bàn. Trung tâm luôn tích cực, chủ động hưởng ứng các phong trào “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” và “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội” do Bộ Giáo dục và Đào tạo ĐHQGHN phát động, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục QP-AN, xây dựng môi trường sư phạm quân sự và môi trường văn hóa lành mạnh.

Đây là những kết quả bước đầu rất quan trọng của Trung tâm, góp phần giáo dục QP-AN nhằm làm cho mỗi công dân, nhất là thế hệ trẻ phát huy tinh thần yêu nước, yêu CNXH, niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc và  những kỹ năng quân sự cần thiết. Hàng vạn học sinh, sinh viên, cán bộ, viên chức được giáo dục, học tập, rèn luyện, bồi dưỡng tại Trung tâm đã trở thành nòng cốt trong xã hội luôn đề cao ý thức, trách nhiệm tự giác thực hiện nhiệm vụ QP-AN, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Cùng với nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục, bồi dưỡng kiến thức QP-AN và kỹ năng quân sự cho các đối tượng, Trung tâm luôn coi trọng công tác nghiên cứu khoa học, hệ thống giáo trình, bài giảng cho các đối tượng người học được xây dựng và ngày càng hoàn chỉnh theo mục tiêu và chương trình giáo dục; nhiều công trình nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đưa vào sử dụng; từ năm 2004 đến nay, Trung tâm đã triển khai và nghiệm thu ..... đề tài nghiên cứu khoa học,.... sáng kiến cải tiến học cụ huấn luyện cấp Trung tâm, biên soạn ..... bộ giáo trình, .... tài liệu tham khảo, đã phối hợp và tham gia với Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn được .... đầu sách giáo khoa, giáo trình GDQP-AN cho học sinh Trung học phổ thông, sinh viên các trường Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học, hàng chục bộ đề thi trắc nghiệm với hàng nghìn câu hỏi, nhiều sáng kiến cải tiến được ứng dụng trong giảng dạy và quản lí môn học; 100% nội dung các bài giảng điện tử thường xuyên được cập nhật nâng cao. Trung tâm đã 2 lần tham dự Hội thi giảng viên giảng dạy giỏi môn học GDQP-AN do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức, 100% giảng viên tham dự Hội thi đạt Danh hiệu giảng viên giảng dạy giỏi, 02 giảng viên xếp loại xuất sắc, trong đó có 01 giảng viên xếp thứ nhất Hội thi. Trung tâm đã làm tốt công tác quản lí, rèn luyện sinh viên, để sinh viên được sinh hoạt, học tập và rèn luyện, trưởng thành trong môi trường quân sự. Thường xuyên duy trì các hoạt động thi đua, bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh thần cho người dạy và người học, biểu dương kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong học tập, rèn luyện; tổ chức giáo dục truyền thống, đọc báo, nghe đài, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa bổ trợ kiến thức QP-AN cho sinh viên, như nghe nói chuyện thời sự, xem phim, thông tin khoa học quân sự, tham quan bảo tàng, dã ngoại…

Trong sự nghiệp giáo dục- đào tạo nói chung, giáo dục QP-AN nói riêng, đội ngũ cán bộ, giảng viên là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định. Thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên trong thời kỳ mới, Trung tâm luôn coi trọng việc bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức vững vàng về chính trị, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Ngày đầu thành lập đội ngũ cán bộ, giảng viên còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều, nguồn cán bộ không thống nhất từ một đơn vị cử sĩ quan biệt phái, đây chính là khó khăn lớn đối với Trung tâm. Nắm vững quan điểm xây dựng toàn diện, trong đó sớm kiện toàn và xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên được coi là khâu then chốt, vấn đề cấp thiết. Do đó, ngay từ ngày đầu thành lập trung tâm luôn coi trọng và thường xuyên đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên, sĩ quan biệt phái giáo dục QP-AN. Đến nay, có trên 80% cán bộ, giảng viên đạt trình độ sau đại học (5% có học vị Tiến sỹ) và trình độ lý luận cao cấp; phát huy tốt vai trò của sĩ quan biệt phái trong giảng dạy, huấn luyện và quản lý. Hằng năm, đội ngũ giảng viên được cử tham gia các đợt tập huấn, các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sư phạm, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và quản lý; tham gia hội thảo khoa học, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm...của các cấp; 100% cán bộ, giảng viên, viên chức, sĩ quan biệt phái hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều đồng chí hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hình ảnh những “Thầy giáo mặc quân phục” luôn giữ vững và phát huy phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ”, với tấm lòng “Tất cả vì nhiệm vụ giảng dạy- tất cả vì sinh viên thân yêu” luôn in đậm trong tâm trí mọi người.

Thực tiễn 15 năm xây dựng và trưởng thành cho thấy: Nhiệm vụ giáo QP-AN của Trung tâm ngày càng cao, đòi hỏi phải kết hợp chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trung tâm trong từng giai đoạn với việc xây dựng tổ chức Đảng, cấp ủy TSVM gắn với xây dựng Trung tâm VMTD, xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, duy trì tốt các hoạt động dân vận, phối hợp kết nghĩa. Ngày đầu thành lập Trung tâm có chi bộ cơ sở, để đáp ứng kịp thời trước yêu cầu nhiệm vụ có bước phát triển mới, đầu năm 2018 tổ chức đảng nâng cấp thành Đảng bộ cơ sở có 4 chi bộ ở các khoa đào tạo và phòng chức năng. Toàn Đảng bộ tổ chức quán triệt nghiêm túc, triển khai đầy đủ, tổ chức thực hiện kiên quyết triệt để các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước... đặc biệt là Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “ Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; phòng chống các biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Đảng bộ quan tâm xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng các cấp TSVM, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng; duy trì nghiêm túc các chế độ sinh hoạt đảng; kết hợp chặt chẽ việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, viên chức với quản lý rèn luyện đội ngũ đảng viên có chất lượng ngày càng cao; thường xuyên quan tâm bồi dưỡng tạo nguồn phát triển đảng viên mới. Từ khi thành lập đến nay, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp liên tục đạt TSVM, nhiều năm liền đạt tổ chức đảng TSVM tiêu biểu được Đảng bộ ĐHQGHN khen thưởng. Đội ngũ đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu chiến đấu của Đảng, nêu cao vai trò tiền phong gương mẫu, đề cao tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Tập thể đảng ủy, chi ủy, chi bộ luôn đoàn kết, thống nhất cao; toàn đảng bộ không có đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức và lối sống.

Để phát huy vai trò xung kích, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác, các tổ chức quần chúng của Trung tâm đã bám sát sự lãnh đạo của đảng ủy và thực tiễn nhiệm vụ; phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức quần chúng; chủ động, sáng tạo triển khai nhiều phong trào thi đua, chương trình hành động cách mạng góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của Trung tâm và tham gia xây dựng tổ chức đảng TSVM, các phòng, khoa VMTD. Công đoàn cơ sở Trung tâm đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy giỏi- kỷ luật nghiêm- quản lý tốt”; “Dân chủ- kỷ cương- tình thương- trách nhiệm”; tích cực hưởng ứng tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao của Công đoàn ĐHQGHN; thường xuyên quan tâm chăm lo, bảo vệ lợi ích chính đáng cho đoàn viên công đoàn. Công đoàn Trung tâm nhiều năm liền được công nhận là công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc, được Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tặng Bằng Khen; Công đoàn ngành giáo dục tặng cờ thi đua xuất sắc. Đến năm 2017 Chi đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Trung tâm được thành lập, ngay từ khi ra đời, chi đoàn đã nêu cao vai trò xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ; đoàn kết tập hợp ĐVTN xung kích vào “khâu yếu, việc mới, việc khó”; tích cực tham gia các phong trào do đoàn cấp trên phát động, triển khai các chương trình hành động có hiệu quả như: “Phong trào thanh niên 3 nhất”; “Chi đoàn văn hóa mới”; “Xây dựng môi trường sáng- xanh- sạch- đẹp”; thông qua thực tiễn phong trào chi đoàn đã giáo dục, bồi dưỡng, lựa chọn được nhiều ĐVTN ưu tú giới thiệu kết nạp vào Đảng. Các tổ chức quần chúng tích cực tổ chức các hoạt động phối hợp kết nghĩa, là nòng cốt trong công tác dân vận, triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhân ngày Thương binh- liệt sỹ, ngày vì người nghèo, giúp đỡ các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn đóng quân, tổ chức hiến máu nhân đạo, thanh niên tình nguyện.

Với những kết quả và thành tích trong chặng đường 15 năm xây dựng và liên tục phấn đấu, Trung tâm GDQP và AN ĐHQGHN đã khẳng định được uy tín, vị thế, tạo dựng được hình ảnh, thương hiệu về một Trung tâm có chất lượng cao trong hệ thống các Trung tâm GDQP và AN của cả nước. Năm 2013 Trung tâm vinh dự được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Lao động hạng ba; được Thủ tướng Chính phủ; Bộ Quốc phòng; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc ĐHQGHN tặng nhiều bằng khen, giấy khen, danh hiệu thi đua cho tập thể và nhiều cá nhân xuất sắc tiêu biểu.

Những thành tích đã đạt được của Trung tâm trong 15 năm qua bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, sâu sát có hiệu quả của Đảng ủy, Ban Giám đốc ĐHQGHN; sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi của các Bộ, Ban, ngành Trung ương và các đơn vị bạn; sự giúp đỡ của đảng bộ, chính quyền, nhân dân địa phương nơi Trung tâm đóng quân. Thành quả đó có sự đóng góp về trí tuệ, công lao to lớn của các thế hệ đi trước và tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, đổi mới, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu liên tục, bền bỉ của toàn thể cán bộ, sĩ quan biệt phái, giảng viên, viên chức và người lao động của Trung tâm.

Với niềm vui chung và phấn khởi tự hào, trong thời gian tới, Trung tâm có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách. Công tác giáo dục QP-AN đang đặt ra nhiều nhiệm vụ hết sức nặng nề với yêu cầu mới và cao hơn, đòi hỏi Trung tâm phải kiên định, chủ động, sáng tạo thực hiện hiệu quả chiến lược phát triển đến năm 2025 tầm nhìn 2035, tiếp tục đổi mới toàn diện, chọn khâu đột phá nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo, đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng sư phạm cho cán bộ, giảng viên; đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, hòa nhập trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0;  tiếp tục đầu tư kinh phí, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và sinh hoạt. Thường xuyên nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, xây dựng Đảng bộ TSVM, Trung tâm VMTD; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, sĩ quan biệt phái, giảng viên, viên chức và người lao động có đời sống vật chất và tinh thần tốt, gương mẫu, tận tụy tâm huyết với nghề nghiệp; xây dựng nền nếp chính quy, môi trường văn hóa tốt, đẹp, phong phú, lành mạnh.

15 năm xây dựng, phấn đấu và phát triển, các thế hệ cán bộ cán bộ, sĩ quan biệt phái, giảng viên, viên chức và người lao động của Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh Đại học Quốc gia Hà Nội có quyền tự hào về những gì đã làm được; nguyện giữ vững và phát huy những kết quả, thành tích đã đạt được, khiêm tốn học hỏi, tự lực tự cường, chủ động sáng tạo, đoàn kết, nỗ lực tiếp tục đưa sự nghiệp của Trung tâm lên tầm cao mới, góp phần tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Đại học Quốc gia Hà Nội./.

(Bài đăng kỷ yếu- Người viết Đại tá Vũ Văn Thân)

Ngày 29/10/2014, Công ty chính thức trở thành Công ty đại chúng quy mô lớn theo Công văn số 5947/UBCK-QLPH của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, về việc chấp thuận Công ty Cổ phần Tập đoàn Tiên Sơn Thanh Hóa là Công ty đại chúng quy mô lớn.

Tháng 12/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Quyết định số 887/QĐ-SGDHCM ngày 29/12/2020. Theo đó, 34,8 triệu cổ phiếu AAT  được chính thức niêm yết trên HOSE

Tháng 10/2021, Công ty hoàn tất đợt phát hành 4.001.489 cổ phiếu để trả cổ tức. Vốn điều lệ của Công ty tăng lên hơn 388 tỷ đồng.

Tháng 12/2021, Công ty hoàn tất đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ lên hơn 638 tỷ đồng. Theo đó, đã có 25 triệu cổ phiếu AAT được phân phối cho các nhà đầu tư trong đợt chào bán này.

I.  Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Chế biến XNK – NSTP Đồng Nai(tên viết tắt: Donafoods) đi vào hoạt động kể từ ngày 01/01/2016, theo quyết định số 3270/QĐ- UBND của Chủ tịch UBND Tỉnh Đồng Nai ngày 23/10/2015 về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty Chế biến XNK-NSTP Đồng Nai thành Công ty cổ phần.

Tiền thân của Công ty là Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Nai được thành lập theo Quyết định 920/QĐ.UBT ngày 22/06/1990 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Ngày 11/12/1996: đổi tên Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Đồng Nai thành Công ty chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai.

Ngày 30/10/2000: Công ty đã được xếp hạng là Doanh nghiệp nhà nước hạng một của tỉnh Đồng Nai.

Ngày 28/6/2010: Chuyển thành Công ty TNHH Một thành viên Chế biến xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Đồng Nai hoạt động theo mô hình Công ty mẹ – Công ty con.

* Trụ sở chính của Công ty: Số 647, Xa lộ Hà Nội, Phường Long Bình, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.

– Điện thoại: 02513.892577;  02513. 892571.

– Fax: 02513.891.637;  02513.892.578

– Email: [email protected]

– Website: www.donafoodsvietnam.com

II. Ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty.

– Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại hàng nông sản, thực phẩm: Nhân điều, dầu vỏ điều,  nhân sản phẩm cao cấp ăn liền,  gia công nhân sản phẩm mới (hạt macadamia), các loại hạt ăn được…

– Kinh doanh mặt hàng cà phê nhân;

– Nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người trồng điều, nghiên cứu chuyển đổi một số cây trồng để chế biến sản phẩm xuất nhập khẩu, buôn bán vật tư sản xuất nông nghiệp.

– Đầu tư kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, xây dựng công trình dân dụng, kinh doanh địa ốc, bất động sản…

III. Một số điểm chính của Công ty Donafoods

Công ty Donafoods trong những năm qua đã là đơn vị đi đầu ngành điều Việt Nam trong nhiều lĩnh vực gồm: sản xuất nhân hạt điều xuất khẩu, dầu vỏ điều xuất khẩu, sản xuất gia công các loại hạt macadamia, óc chó, các loại hạt ăn được, sản phẩm cây điều giống cao sản… Donafoods từng là đơn vị đi đầu ngành điều cả nước trong việc nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp như việc nghiên cứu chuyển giao công nghệ trồng giống mới điều cao sản, trong việc nghiên cứu khoa học công nghệ chế biến, đi đầu trong việc mở thị trường và tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm nhân điều, dầu điều sang thị trường các nước trên thế giới.

Công ty có hệ thống nhà xưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế và cũng là đơn vị đầu tiên trong ngành điều Việt Nam được cấp chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000, HACCP, BRC.. Thương hiệu Donafoods được đánh giá cao ở các nước phát triển, thị trường tiêu thụ của Công ty có trên 20 quốc gia, mặt hàng có sức tiêu thụ lớn, ổn định và uy tín giúp cho Công ty luôn ổn định và phát triển bền vững.

* Sản phẩm sản xuất chính của Công ty:

– Nhân hạt điều:                                        2.000 tấn/ năm

– Dầu vỏ hạt điều:                                     5.000 tấn/năm

– Nhân sản phẩm gia công macadamia:   1.000 tấn/năm

– Nhân sản phẩm điều ăn liền:                     50 tấn/năm

– Cà phê nhân:                                             40.000 tấn/ năm

* Tầm nhìn: Mục tiêu chiến lược trong suốt quá trình xây dựng và trưởng thành của Công ty là xây dựng Công ty ngày càng mở rộng và phát triển. Giữ vững thương hiệu Donafoods trở thành thương hiệu có uy tín cả trong và ngoài nước. Công ty luôn coi trọng chữ Tín đối với khách hàng bằng việc không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình sản xuất – kinh doanh – tiêu thụ.

* Sứ mệnh: Donafoods luôn đề cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng và xã hội, cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo số lượng, chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Xây dựng và kiến tạo cho hôm nay và tương lai với mục tiêu mang sự Hưng thịnh đến cho Công ty, hạnh phúc cho Người lao động và sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sự tuân thủ, sự tôn trọng, công bằng và đạo đức kinh doanh.

– Thách thức các giới hạn bằng sự sáng tạo và lòng dũng cảm.

* Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng:

– Năm 1995-1997: Giải thưởng Bông lúa vàng

– Từ năm 1998- 2005: Được Bộ thương Mại khen thưởng về thành tích xuất khẩu

–  Năm 2003: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt

– Năm 2005: Danh hiệu thương hiệu nổi tiếng

– Năm 2004: Huy hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao

– Năm 2006: Được phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới

– Năm 2008: Được Bộ Công thương tặng danh hiệu “Doanh nghiệp phát triển bền vững”.

– Năm 2007- 2008: Giải thưởng Sao vàng Đất Việt và là Top 100 thương hiệu Việt Nam

– Năm 2010: Được Bộ Công thương tặng danh hiệu Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín

Ngoài ra, Công ty cũng được tặng thưởng  nhiều Huân Huy chương cao quý của Chính phủ, các Bằng khen, cờ thi đua của Bộ, ngành có liên quan.

IV. Cơ cấu tổ chức của Công ty DONAFOODS

– Nhà máy chế biến Điều xuất khẩu;

– Nhà máy chế biến Sản phẩm mới xuất khẩu;

– Nhà máy chế biến Dầu điều xuất khẩu;

– Xưởng chế biến sản phẩm Điều ăn liền.

3. Công ty con, Công ty thành viên và Liên kết

– Công ty TNHH Đầu tư Chế biến XNK- NSTP Thái Bình;

– Công ty CP Thẩm định giá Đồng Nai;

– Công ty TNHH Đầu tư Long Đức.

Nước hoa không còn là sản phẩm xa lạ với mọi người, nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết nước hoa được tạo ra như thế nào.Tại sao chỉ từ những loài hoa quen thuộc như hoa hồng, hoa nhài, hoa lan…, vỏ quế, gỗ, cỏ cây có thể tạo nên những hương thơm đầy lôi cuốn đến vậy. Này là hương thơm của sự sang trọng, bí ẩn, kia là hương thơm của sự thanh lịch, giản dị… hầu hết thành phần quan trọng và chủ yếu để tạo nên nước hoa chính là tinh dầu. Vậy tạo ra tinh dầu thơm có khó hay không và cách chiết xuất tinh dầu như thế nào?. Hôm nay, charmevn.com sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy trình sản xuất một loại nước hoa.

Quá trình sản xuất nước hoa gồm những bước sau

Bước 1: Thu thập nguyên liệu sản xuất nước hoa.

Mỗi loại cây cỏ hoa lá đều có các mùi hương rất đặc trưng được sử dụng để tổng hợp tinh dầu. Những loại thực vật điển hình như hoa hồng, hoa lavender, hoa nhài, cam-chanh, vỏ quế,… chúng đều được ép ra để tổng hợp tinh dầu. Nhưng không chỉ có thực vật mà các mùi hương khác từ động vật như xạ hương, hải ly hương, long diên hương từ ruột cá voi…các chất này tạo hương thơm, ổn định và giữ mùi rất lâu. Mỗi một thành phần hương liệu có những đặc tính riêng, khi kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên mùi hương đặc trưng của một loại nước hoa nhất định.

Những hương liệu thô được đem về phơi, sấy, lọc tạp chất và giai đoạn quan trọng nhất là chiết xuất và tinh chế nó. Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu mà có phương pháp sản xuất riêng sao cho hiệu quả nhất. Có một số phương pháp thường được sử dụng như:

Phương pháp tách hương liệu:  Đối với nguyên liệu là cánh hoa, nhưng phương pháp cổ điển này gần đây đã không còn phổ biến nữa nhưng một thời gian dài trước đây, nó được dùng để chiết xuất tinh dầu từ những bông hoa nhỏ như hoa cam, nhài… cánh hoa được xếp thành thành một lớp mỏng lên một mặt kính được gọi là “chaissis” (khung thủy tinh) đã được phủ một lớp mỡ động vật. Sau khoảng 48 giờ, hoa héo dần, cùng với đó là tinh dầu hoa được bão hòa vào lớp phomat bên dưới. Hỗn hợp này sẽ được làm sạch với rượu nguyên chất. Nhờ vào softact, tinh chất trở nên tinh khiết hơn và hoàn toàn không có tạp chất.

Phương pháp chưng cất: là phương pháp được dùng phổ biến đối với các nguyên liệu rắn như gỗ thơm và vỏ thân cây vì nếu đem ép tinh dầu cùng nhiều thành phần khác khó mà tách khỏi bã. Nguyên liệu chọn lọc được đun lên cùng với nước, hơi nước mang theo hương thơm rồi ngưng tụ trong ống nghiệm florentine. Sau thời gian chắt lọc nước tách ra khỏi những nguyên tố thơm, gọi là dầu thơm.

Phương pháp ép lấy nước: dùng cho vỏ trái cây.  Được dùng để ép lấy chất lỏng, để lắng xuống rồi đem lọc qua giấy ướt nhằm tách riêng nước và tinh dầu. Phương pháp ép lạnh phù hợp với các loại cam, chanh, quýt nhằm giữ được hương thơm tươi mát của chúng.

Sản phẩm nước hoa Charme So Sexy với hương thơm mát dịu của lựu, yuzu cùng mùi hương đầy lãng mạn và gợi tình của mẫu đơn, mộc lan, sen, hoà quyện cùng hương thơm ấm áp của xạ hương và hổ phách.Phương pháp chiết xuất:  sử dụng các hóa chất (mỡ lạnh, ethanol, metanola, hexan, toluen, butan, cacbondioxit) được gọi là dung môi lẫn vào nguyên liệu thực vật được đun nóng, nó sẽ hút hết chất mang hương của nguyên liệu. Quá trình bốc hơi giúp loại bỏ những chất không cần thiết như cồn, mỡ, sáp… phần còn lại là những gì tinh túy nhất cần cho pha chế nước hoa. Còn những sản phẩm động vật cơ bản được dùng trong sản xuất nước hoa thì tất cả được dùng như thuốc hãm và đồng thời thêm vào mùi hương sự huyền bí khó diễn tả được.

Tinh dầu được lấy sau khi chiết xuất đem trộn lại với nhau và với cồn. Tỉ lệ cồn tùy thuộc vào mục đích và tỉ lệ tinh dầu muốn có trong nước hoa. Hầu hết nước hoa đều có tỉ lệ tinh dầu cao nhất, lên đến 10-20%. Nước hoa hàng hiệu cao cấp cũng có tỉ lệ tinh dầu cao hơn loại bình dân, và mức độ lưu hương cũng cao hơn.

Bước tiếp theo trong quá trình sản xuất là bước “hóa già”. Nước hoa có thể được “hóa già” bất cứ khi nào sau khi hỗn hợp được trộn, có thể là vài tháng cho đến vài năm. . Người ta chỉ dừng quá trình này khi mẫu thử đã đạt tiêu chuẩn.

Trong những bước trên , bước thu thập nguyên liệu và chiết xuất tinh dầu là hai bước khó khăn và đòi hỏi kĩ thuật cao nhất. Nguyên liệu sản xuất nước hoa phải có trọng lượng lớn thì mới mang lại đủ lượng tinh dầu. Công đoạn chiết xuất phải được tiến hành sở hữu độ chính xác cao.

Vì vậy bạn hãy trân trọng những giọt nước hoa nhé, bởi đó không chỉ là kết tinh của vẻ đẹp cỏ cây hoa lá trong cuộc sống của chúng ta mà còn là của những con người luôn ấp ủ mong muốn tạo ra nhiều hương thơm cho mọi người. Hương thơm như một phép màu giúp ta quên đi buồn bã để trở nên vui tươi, giúp những người năng động càng thêm tự tin, giúp một cô gái đẹp thêm phần quyến rũ,…Nước hoa Charme luôn hiểu rõ điều đó và ngày càng bổ sung vào bộ sưu tập hương thơm đa dạng, phong phú và chất lượng  hơn.

Lịch sử nhân loại trôi qua chứng kiến sự sản sinh, nảy nở và thịnh vượng của nước hoa. Nếu như trước đây, nước hoa chỉ dành cho những bậc vương giả tầm cỡ Napoleon, các vị vua chúa, quý ông lịch lãm trong nhà nước, thì giờ nó đã đi được một chặng đường khá dài để có thể đến với bất cứ người nào ưa chuộng. Vậy nước hoa được tạo ra như thế nào? Areon Store xin được giới thiệu đến bạn Quá trình chế tạo nước hoa như sau:

Hoa cỏ đã được sử dụng rất lâu trong công nghiệp nước hoa như một nguồn tài nguyên của tinh dầu tổng hợp, được lấy từ nhiều thành phần khác nhau của cây cỏ. Một số loại hương thường bắt gặp là hương gỗ, vỏ quế, tinh dầu hoa cam, quýt, đu đủ, dứa, hoa nhài, mimosa…

Hương liệu thô chỉ là một phần rất nhỏ bé đối với ngành công nghiệp nước hoa. Chiết xuất và tinh chế nó như thế nào, điều đó mới quan trọng và làm nên đặc trưng và thương hiệu của lọ nước hoa mà bạn dùng. Tùy mỗi loại nguyên liệu mà có phương pháp sản xuất riêng sao cho hiệu quả nhất.

Phương pháp ép lấy nước Vỏ trái cây ép lấy chất lỏng, để lắng xuống rồi đem lọc qua giấy ướt nhằm tách riêng hai thành phần nước và tinh dầu trong. Quá trình ép lạnh đặc biệt phù hợp với các loại cam, chanh hay những trái cây họ cam quýt khác vì hương thơm tươi mát của chúng sẽ không bị bay hơi như xử lý qua nhiệt độ.

Quá trình chưng cất được áp dụng đối với các loại nguyên liệu rắn như gỗ thơm, vỏ thân cây vì nếu đem ép, tinh dầu cùng nhiều thành phần khác khó mà tách khỏi bã. Nguyên liệu chọn lọc được đun lên cùng với nước. Hơi nước mang theo hương thơm bốc hơi rồi được làm lạnh và ngưng tụ trong ống nghiệm florentine. Sau thời gian chắt lọc, nước tách ra khỏi những nguyên tố thơm, những nguyên tố này sẽ được thu lại gọi là “dầu thơm”.

Tách hương liệu Phương pháp ngày nay không còn được áp dụng, nhưng một thời gian dài trước đây, nó được dùng để chiết xuất tinh dầu từ những bông hoa nhỏ như hoa cam, nhài… Cánh hoa được xếp thành thành một lớp mỏng lên một mặt kính được gọi là “chaissis” (khung thủy tinh) đã được phủ một lớp mỡ động vật. Sau khoảng 48 giờ, hoa héo dần, cùng với đó là tinh dầu hoa được bão hòa vào lớp phomat bên dưới. Hỗn hợp này sẽ được làm sạch với rượu nguyên chất. Nhờ vào SOFTACT, tinh chất trở nên tinh khiết hơn và hoàn toàn không có tạp chất.

Khi dung môi (trước đây là mỡ lạnh, còn bây giờ là ethanol, metanola, hexan, toluen, butan, cacbon dioxit) hòa lẫn vào nguyên liệu thực vật được đun nóng, nó sẽ hút hết chất mang hương của nguyên liệu. Quá trình bốc hơi khi đun giúp loại bỏ những chất không cần thiết như cồn, mỡ, sáp… Phần còn lại là những gì tinh túy nhất cần cho pha chế nước hoa.

Bên cạnh đó, đối với một số nguyên liệu khó tách thành phần hơn thì người ta dùng các phản ứng hóa học phức tạp và kéo dài. Điển hình là xử lý geranola thuần qua các bước khử trùng bằng clo, chưng cất, hydro hóa và este hóa, mất đến 6 tháng, nhưng sản phẩm tạo ra hữu dụng và có giá trị cao cho cả chu trình hơn bất kỳ phương pháp nào

Trộn Tinh dầu lấy được sau khi chiết xuất đem trộn lại với nhau và với cồn. Tỉ lệ cồn tùy vào mục đích làm sản phẩm và tỉ lệ tinh dầu muốn có trong nước hoa. Hầu hết nước hoa đều có tỉ lệ tinh dầu cao nhất, lên đến 10 – 20% trong khi đó tỉ lệ này trong nước xịt phòng hay dùng trong nhà vệ sinh chỉ là 2%. Nước hoa cao cấp cũng thường có tỉ lệ tinh dầu cao hơn loại bình dân và hàng chợ

Hỗn hợp trộn được hóa già từ vài tháng đến vài năm. Trong quá trình đó, nước hoa sẽ tiếp tục được thử nghiệm và kiểm tra. Người ta chỉ dừng quá trình này khi mẫu thử đã đạt độ tiêu chuẩn. Trong toàn bộ quy trình sản xuất nước hoa, chọn nguyên liệu và chiết xuất tinh dầu là khó khăn nhất. Nguyên liệu thô phải được thu thập với khối lượng lớn thì mới có thể có đủ lượng tinh dầu, quá trình chiết xuất cần được tiến hành với độ chính xác cao.

Trong các bước đó, bước chọn nguyên liệu và chiết xuất thành tinh dầu là hai bước khó khăn và đòi hỏi kĩ thuật nhất. Nguyên liệu thô phải được thu thập với trọng lượng lớn thì mới có thể có đủ lượng tinh dầu. Quá trình chiết xuất cần được tiến hành với độ chính xác cao. Ngày càng có nhiều hãng nước hoa sử dụng các chất nhân tạo vì chúng khá kinh tế mà vẫn đảm bảo được tính chất của nước hoa.

Hưng Yên nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh Thái Bình, phía tây và tây bắc giáp Thủ đô Hà Nội, phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Đây là mảnh đất phù sa màu mỡ, đậm nét truyền thống văn hiến của nước ta.

Ngay từ buổi đầu lịch sử thời các vua Hùng dựng nước, vùng đất Hưng Yên đã có sự cư trú của con người. Bằng chứng là các di chỉ, di tích còn lại đã được khai quật như mộ cũi ở An Viên (huyện Tiên Lữ), mộ thuyền tại Đống Lương (huyện Kim Động) cùng truyền thuyết về Chử Đồng Tử - Tiên Dung…

Về hành chính, vùng đất này vốn thuộc bộ Dương Tuyền thời Hùng Vương; huyện Chu Diên thời Bắc thuộc; phủ Thái Bình thời Ngô, Đinh và Tiền Lê; Khoái Lộ và Đằng Lộ rồi Khoái Châu và Đằng Châu thời Lý; lộ Long Hưng và lộ Khoái Châu thời Trần; dưới thời thuộc Minh, Hưng Yên thuộc phủ Kiến Xương.

Năm Quang Thuận thứ 7 (1466), trong nước chia làm 12 đạo Thừa Tuyên, Hưng Yên thuộc Thừa Tuyên Thiên Trường.

Năm Hồng Đức thứ 21, tháng 4 năm 1490 cả nước chia thành 13 xứ, Hưng Yên thuộc xứ Sơn Nam.

Đặc biệt từ thế kỷ XVI - XVII, Phố Hiến được hình thành, đây là nơi hội tụ của các tàu thuyền nước ngoài từ bốn phương đến buôn bán ở Đàng Ngoài. Các tàu của người Xiêm, Mã Lai, Manila ở Đông Nam Á; của Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp ở châu Âu đến buôn bán và lập thương điếm.

Thương cảng Phố Hiến thế kỷ XVI –XVII qua tranh của người phương Tây.

Thương cảng Phố Hiến lúc đó nhộn nhịp tàu thuyền chở hàng đến và chở hàng đi. Hàng nhập vào chủ yếu là vũ khí, vật liệu chế thuốc súng, đồng, vàng, bạc, đồ sứ, thuốc bắc, hàng dệt... Từ Phố Hiến đã xuất đi hương liệu, tơ sống, tơ tằm, đồ gốm sứ, đồ gỗ sơn... Thương cảng Phố Hiến thực sự đã góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đối với nước ta lúc đó. Hơn 50 cơ sở từ các điểm ở trong nước đã hội tụ về Phố Hiến để buôn bán, làm ăn.

Ở thế kỷ XVII, Phố Hiến đã thực sự trở thành một đô thị sầm uất “thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì Phố Hiến”, các hoạt động của nền kinh tế hàng hóa đã tạo cho Phố Hiến một cảnh nhộn nhịp đông vui của cư dân địa phương cùng thương nhân nước ngoài. Thời đó Kinh thành Thăng Long có 36 phường, thì Phố Hiến có 20 phường, trong đó có tới 8 phường thủ công. Phố Hiến thực sự là một “Tiểu Tràng An”. Nhà thơ địa phương đương thời là Lê Cù đã ghi lại sự phồn thịnh của Phố Hiến trong bài phú “bán nguyệt hồ” với câu:

“Chữ Hiên nội hãy ghi lời bác khách

Cảnh Hiến nam giành đệ nhất phong quang”

Năm Minh Mạng thứ 12 (tháng 10/1831):  Minh Mạng tiến hành một cuộc cải cách hành chính địa phương, xóa bỏ các tổng trấn, đổi các dinh trấn thành tỉnh, chia cả nước thành 30 tỉnh, trong đó có tỉnh Hưng Yên.

Đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng to lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, tên tỉnh Hưng Yên xuất hiện. Khi thành lập, Hưng Yên gồm có hai phủ: phủ Khoái Châu (gồm các huyện Đông Yên, Kim Động, Ân Thi, Phù Cừ của trấn Sơn Nam) và phủ Tiên Hưng (gồm các huyện Tiên Lữ, Thần Khê, Hưng Nhân, Duyên Hà của trấn Nam Định). Như vậy, trước khi thực dân Pháp xâm lược, Hưng Yên là một tỉnh nằm ở cả hai phía sông Luộc.

Ngày 25/2/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập đạo Bãi Sậy, là một đơn vị hành chính mang tính chất quân quản để đối phó với cuộc khởi nghĩa do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Đạo Bãi Sậy gồm 4 huyện: Yên Mỹ, Mỹ Hào, Cẩm Lương, Văn Lâm, Thủ phủ của đạo Bãi Sậy đặt tại Yên Nhân (Mỹ Hào):

Chưa đầy một tháng sau khi thành lập đạo Bãi Sậy, ngày 21/3/1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình. Huyện Thần Khê của Hưng Yên, cùng hai phủ Thái Bình, Kiến Xương của Nam Định về với tỉnh Thái Bình.

Sau khi đánh chiếm và áp đặt bộ máy cai trị trên địa phận tỉnh Hưng Yên, thực dân Pháp đã nhiều lần tiến hành thay đổi đơn vị hành chính. Trong năm 1891, hai lần Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định (12-4) và Quyết định (32-11) để bãi bỏ đạo Bãi Sậy, nhập các huyện Yên Mỹ, Mỹ Hào, Văn Lâm vào tỉnh Hưng Yên. Riêng huyện Cẩm Lương, phần thuộc Cẩm Giàng trả về nơi cũ, phần thuộc Lương Tài - Siêu Loại đưa vào Văn Lâm, Mỹ Hào.

Ngày 28/11/1894, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định chuyển huyện Tiên Lữ từ phủ Tiên Hưng sang phủ Khoái Châu; hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà sáp nhập vào tỉnh Thái Bình. Kể từ đây sông Luộc trở thành ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Hưng Yên và tỉnh Thái Bình. Ngoài đất của vùng Sơn Nam cũ, Hưng Yên có thêm một phần đất của Hải Dương và Bắc Ninh. Giai đoạn này kéo dài suốt thời kỳ thống trị của thực dân Pháp cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Cũng như nhân dân cả nước, kể từ khi bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống của nhân dân Hưng Yên vô cùng khốn khổ. Chỉ tính từ năm 1806 đến năm 1898, trong vòng 92 năm, Hưng Yên đã có 39 năm đê vỡ, 10 năm hạn hán, 15 năm sâu dịch.

Đón được một trào lưu cách mạng tiên tiến đang tới, khi cán bộ của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội về thôn Sài Thị, xã Đại Quan (nay là xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu) tuyên truyền giác ngộ cách mạng, nhiều thanh niên tiến bộ đã tích cực tham gia thành lập chi bộ. Cuối năm 1928, chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Sài Thị được thành lập, chi bộ có 7 đồng chí. Đây là chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên đầu tiên ở Hưng Yên, chi bộ được thành lập đã có những hoạt động tích cực như tuyên truyền giác ngộ quần chúng đấu tranh chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu bắt lính, in tài liệu tuyên truyền…

Đến cuối năm 1929, chi bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên Sài Thị chuyển thành chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Sài Thị. Ngay sau khi thành lập, chi bộ đã tích cực tuyên truyền, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân đi theo cách mạng.

Được sự ủy nhiệm của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc về Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị từ ngày 3 đến ngày 7/2 năm 1930 thống nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam, sau đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương.

Sau khi thống nhất các tổ chức Đảng không lâu, cấp trên đã về Hưng Yên chuyển Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Sài Thị thành Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị. Năm 1930, Chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương Sài Thị đã có những hoạt động tích cực như treo cờ Đảng, dán áp phích, rải truyền đơn, giới thiệu Cương lĩnh của Đảng làm thức tỉnh lòng yêu nước của quần chúng nhân dân, để họ sẵn sàng đi theo cách mạng.

Đầu tháng 7/1941 dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Xứ ủy, tỉnh Hưng Yên mở Hội nghị các chi bộ Đảng  tại Ninh Thôn (Cẩm Ninh, Ân Thi). Hội nghị đã thảo luận tình hình trong nước, quốc tế, học nghị quyết của Trung ương và quyết định một số vấn đề lớn. Hội nghị đã thống nhất cử Ban chấp hành Tỉnh ủy lâm thời gồm 5 đồng chí: Liệu, Vũ, Biểu, Thọ, Ái, trong đó đồng chí Liệu tức Nguyễn Thanh Liệu được cử làm Bí thư Tỉnh ủy.

Đêm ngày 12/3/1945 tự vệ, Việt Minh tổ chức đánh đồn Bần lần thứ nhất, lực lượng ta ít, vũ khí thô sơ, nhưng đã chiến thắng nhanh chóng. Ta thu toàn bộ vũ khí gồm 20 súng trường, 1 trung liên, 6.000 viên đạn. Đây là trận đánh sau đó được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh giá là trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ.

Ngay từ đầu tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân phát triển rất rầm rộ, các cơ sở Việt Minh của các huyện đã chủ động tổ chức nhân dân đấu tranh, tấn công vào các huyện đường. Chỉ trong vòng một tuần, chính quyền địch ở các huyện liên tiếp bị Việt Minh tấn công. Mở đầu là trận ngày 14/8/1945, Việt Minh huyện Phù Cừ tấn công vào huyện đường giành thắng lợi. Tiếp theo ngày 15/8/1945, Việt Minh Kim Động và Khoái Châu tấn công huyện đường Khoái Châu, giải phóng Khoái Châu, ta thu được 20 súng cùng một số đạn.

Ngày 16/8/1945, lực lượng Việt Minh tấn công vào đồn Bần lần hai. Ngày 17/8/1945, lực lượng Việt Minh đã tấn công vào các huyện đường và giải phóng các huyện Tiên Lữ, Văn Giang, Mỹ Hào. Đến ngày 18/8/1945, Tỉnh bộ Việt Minh mới nhận được lệnh khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh. Ban cán sự và Tỉnh bộ Việt Minh cấp tốc mở Hội nghị tại Thổ Cốc (xã Tân Lập, huyện Yên Mỹ) để thông báo lệnh khởi nghĩa.

Dựa vào tinh thần Chỉ thị của Trung ương (12/3/1945) và Thông báo của Kỳ bộ Việt Minh (16/8/1945), Hội nghị quyết định "Những nơi đã đánh úp huyện thì tổ chức quần chúng mít tinh, giải tán chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng lâm thời; những nơi khác tiếp tục khởi nghĩa bằng biểu tình vũ trang giành chính quyền...”. Đồng thời phát động nhân dân may cờ đỏ sao vàng để dùng cho vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền. hực hiện chủ trương trên, chỉ trong một thời gian ngắn, các huyện trong tỉnh đã đứng lên khởi nghĩa. Ngày 18/8/1945 lực lượng Việt Minh tấn công huyện đường Ân Thi và giải phóng huyện Ân Thi.

Ngày 19/8/1945, giải phóng huyện Yên Mỹ. Ngày 21/8/1945, giải phóng huyện Văn Lâm.

Ngày 22/8/1945, hàng vạn quần chúng được vũ trang súng, dao, mác, gậy mang theo cờ và biểu ngữ, rầm rập tiến vào tỉnh lỵ trong khí thế hừng hực của cách mạng, địch không dám chống cự, ngụy quyền nhanh chóng tan rã... Đoàn người khổng lồ diễu hành qua dinh tỉnh trưởng rồi tiến vào sân vận động thị xã Hưng Yên tổ chức mít tinh lớn, tuyên bố xoá bỏ chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

Ngày 22/8/1945, ta giải phóng thị xã Hưng Yên. Ngay đêm 22/8/1945, Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời được thành lập, Ủy ban lâm thời gồm 5 đồng chí, đồng chí Học Phi được cử giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên.

Sáng ngày 23/8/1945, tại sân vận động thị xã Hưng Yên, Uỷ ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hưng Yên được thành lập gồm 5 người do ông Học Phi làm Chủ tịch và ra mắt nhân dân để tiến hành quản lý và điều hành mọi công việc của tỉnh. Lực lượng tự vệ và hội viên cứu quốc các huyện tham gia khởi nghĩa đã rút về các địa phương cùng với nhân dân tịch thu triện bạ, xoá bỏ chính quyền cơ sở của địch. Đến ngày 25/8/1945, chính quyền cách mạng trong phạm vi toàn tỉnh căn bản được thành lập.

Thắng lợi ở Hưng Yên góp phần chung vào thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 trong cả nước. Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, Cuộc Tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn. Lần đầu tiên trong lịch sử, chính quyền trong cả nước thuộc về tay nhân dân. Người dân Hưng Yên nói riêng, nhân dân cả nước nói chung, từ thân phận nô lệ, kiếp sống ngựa trâu đã chính thức trở thành người dân tự do, làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ đất nước. Sáng 2/9/1945, giữa Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời.

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Hưng Yên là đơn vị hành chính cấp tỉnh, trực thuộc Ủy ban hành chính Bắc Bộ.

Ngày 15/8/1946, thị xã Hưng Yên được thành lập gồm có hai khu phố (Đầu Lĩnh và Đằng Giang).

Để phù hợp với điều kiện mới, ngày 6/6/1947, Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng đã ra Nghị định số 79-NĐ/NV-QP chỉ rõ "Về phương diện kháng chiến và hành chính, huyện Văn Giang trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, Khu XII, nay thuộc Khu III; huyện Văn Lâm trước thuộc Khu III, nay thuộc Khu XII”.

Ngày 20/10/1947, Liên bộ Nội vụ - Quốc phòng ra Nghị định số 167-NĐ/NV-QP đưa huyện Văn Lâm thuộc Khu XII về Hưng Yên (thuộc Khu III).

Ngày 28/11/1948, Chủ tịch nước ra Sắc Lệnh số 263-SL đưa huyện Gia Lâm thuộc tỉnh Bắc Ninh về tỉnh Hưng Yên.

Ngày 7/11/1949, Chủ tịch nước ra Sắc Lệnh số 131-SL, đưa huyện Gia Lâm trở về Bắc Ninh. Tỉnh Hưng Yên lúc này chính thức gồm 117 xã, gồm 9 huyện (Văn Giang, Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Phù Cừ, Tiên Lữ) và thị xã Hưng Yên; Hưng Yên thuộc Liên khu III.

Hòa bình lập lại, các đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hưng Yên vẫn được giữ nguyên, chỉ thay đổi địa giới hành chính của một số xã.

Ngày 26/01/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 504-NQ/TVQH phê chuẩn hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương.

Với yêu cầu của tình hình mới, một số huyện được hợp nhất lại với quy mô lớn hơn. Ngày 11/3/1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 58-CP: hợp nhất hai huyện Văn Giang và Yên Mỹ thành huyện Văn Yên; huyện Văn Lâm và Mỹ Hào thành huyện Văn Mỹ; huyện Tiên Lữ và Phù Cừ thành huyện Phù Tiên. Ngày 24/2/1979, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 70-CP hợp nhất hai huyện Kim Động và Ân Thi thành huyện Kim Thi; huyện Văn Mỹ và huyện Văn Yên (trừ 9 xã của Văn Giang cũ và 5 xã của Yên Mỹ cũ) thành huyện Mỹ Văn; huyện Khoái Châu cùng 9 xã của Văn Giang và 5 xã của Yên Mỹ thành huyện Châu Giang.

Để phù hợp với cơ chế quản lý mới, tỉnh và các huyện được tái lập theo địa giới hành chính như trước khi hợp nhất. Ngày 27/1/1996, Chính phủ ra Nghị định số 5-NĐ/CP tách huyện Kim Thi thành hai huyện Kim Động và Ân Thi.

Ngày 06/11/1996 tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Hải Hưng thành hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương. Ngày 1/1/1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập. Sau khi tỉnh được tái lập, ngày 24/2/1997, Chính phủ ra Nghị định số 17-NĐ/CP tách huyện Phù Tiên thành hai huyện Phù Cừ và Tiên Lữ, thành lập và điều chỉnh các phường thuộc thị xã Hưng Yên.

Ngày 24/7/1999, Chính phủ ra Nghị định số 60- NĐ/CP tách hai huyện Mỹ Văn và Châu Giang thành 5 huyện: Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Yên Mỹ và Khoái Châu. Riêng huyện Văn Giang gồm 9 xã của Châu Giang và 2 xã của Mỹ Văn, huyện Yên Mỹ gồm 12 xã của Mỹ Văn và 5 xã của Châu Giang.

Ngày 23/9/2003, Chính phủ ra Nghị định số 108/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Hưng Yên, thành lập phường, điều chỉnh địa giới hành chính giữa các phường của thị xã Hưng Yên. Thị xã Hưng Yên tiếp nhận 4 xã thuộc huyện Tiên Lữ là: Trung Nghĩa, Liên Phương, Hồng Nam, Quảng Châu và 1 xã thuộc huyện Kim Động là Bảo Khê; lập thêm phường mới là phường An Tảo trên cơ sở tách phường Hiến Nam làm 2 phường. Lúc này, sau khi điều chỉnh địa giới, thị xã Hưng Yên có 7 phường và 5 xã.

Ngày 19/01/2009, Chính phủ ra Nghị định số 04/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Hưng Yên trực thuộc tỉnh Hưng Yên. Ngày 06/8/2013, Chính phủ ra Nghị quyết số 95/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Hưng Yên; tiếp nhận 3 xã Hoàng Hanh, Phương Chiểu, Tân Hưng (thuộc huyện Tiên Lữ) và 2 xã Hùng Cường, Phú Cường (thuộc huyện Kim Động) về thành phố Hưng Yên.

Sau nhiều lần điều chỉnh về địa giới hành chính, hiện nay Hưng Yên có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ, Mỹ Hào, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ và thành phố Hưng Yên; 161 xã, phường, thị trấn, với diện tích 930,22 km2, dân số 1.164.368 người, mật độ dân số 1.252 người/km2.

Qui trình (tiếng Anh: Procedure) là cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình. Qui trình xác định đầu vào, đầu ra của quá trình và cách thức để biến đầu vào thành đầu ra.

Qui trình trong tiếng Anh là Procedure.

Qui trình là cách thức cụ thể để tiến hành một hoạt động hay một quá trình. Qui trình xác định đầu vào, đầu ra của quá trình và cách thức để biến đầu vào thành đầu ra bao gồm việc gì cần phải làm, ai làm, làm lúc nào, ở đâu và như thế nào. Qui trình có thể được lập thành văn bản hoặc không. (Theo ISO 9000 - Các khái niệm cơ bản)

Cũng có thể hiểu, qui trình là phương pháp được thiết lập để hoàn thành một nhiệm vụ, thường là với các bước được thực hiện theo một thứ tự nhất định.

- Các qui trình thường không thay đổi và được thực hiện theo một thứ tự nhất định để có thể tạo ra kết quả cuối cùng được chuẩn hóa và nhất quán.

- Các đặc điểm của một qui trình rõ ràng là thực tế, ngắn gọn, cụ thể, mang tính hướng dẫn và chính xác.

- Mỗi cá nhân có kiến thức, kĩ năng khác nhau dẫn đến cách làm việc khác nhau. Qui trình giúp cho người thực hiện công việc biết rằng trong một nghiệp vụ thì họ phải tiến hành những bước công việc nào, làm ra sao và phải cần đạt kết quả như thế nào?

- Sẽ không có tình trạng nhân viên nhận chỉ thị của nhà quản lí mà không biết phải làm thế nào, hay tình trạng làm đi làm lại mà vẫn không đúng ý sếp.

- Qui trình cũng giúp ích cho các cấp quản lí kiểm soát tiến độ và chất lượng công việc do nhân viên thực hiện.