Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao sồm tất cả những gì bao quanh chúng.
Hành vi nào bị nghiêm cấm để tránh gây ô nhiễm môi trường?
Để môi trường sống xung quanh chúng ta tránh bị ô nhiễm, Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường đã liệt kê các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động bảo môi trường như sau:
- Vận chuyển, chôn, lấp, đồ, thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định pháp luật
- Xả nước thải, khí thải chưa được xử lý đạt chuẩn kỹ thuật ra môi trường.
- Phát tán, thải chất độc hại, vi rút lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên ra ngoài môi trường.
- Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức chuẩn cho phép; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí.
- Thực hiện dự án đầu tư hoặc xả thải khi chưa đảm bảo điều kiện.
- Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức.
- Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế.
- Không thực hiện các công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường.
- Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường gây hậu quả xấu.
- Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa chất độc hại vượt chuẩn.
- Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn.
Quy định về bảo vệ môi trường trước tác nhân gây ô nhiễm
, Luật Bảo vệ môi trường cũng đặt ra rất nhiều quy định nhằm bảo vệ môi trường khỏi các yếu tố gây hại.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, chất lượng nước, trầm tích và môi trường thủy sinh của nguồn nước mặt phải được theo dõi, đánh giá; khả năng chịu tải của môi trường nước mặt phải được tính toán, xác định và công bố.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng yêu cầu nguồn thải vào môi trường nước mặt phải được quản lý phù hợp với mục đích sử dụng và khả năng chịu tải của môi trường.
Tuyệt đối không phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cấp giấy phép môi trường cho dự án đầu tư mới xả nước thải trực tiếp vào nước không còn khả năng chịu tải.
* Đối với môi trường nước ngầm:
Theo Điều 10 Luật Bảo vệ môi trường 2020, các nguồn nước ngầm phải được quan trắc, đánh giá để có biện pháp ứng phó kịp thời khi phát hiện có thông số vượt mức chuẩn cho phép hoặc có sự suy giảm mực nước.
Hoạt động khoan thăm dò, khai thác nước ngầm phải có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Các cơ sở sử dụng hóa chất độc hại, chất phóng xạ phải có biện pháp bảo đảm không rò rỉ, phát tán các chất đó vào nguồn nước ngầm.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân gây ô nhiễm môi trường nước ngầm thì phải chịu trách nhiệm xử lý ô nhiễm.
* Đối với môi trường nước biển:
Các nguồn thải vào nước biển phải được điều tra, đánh giá và có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ để bảo vệ môi trường. Yêu cầu đánh giá, xác định, công bố các vùng rủi ro ô nhiễm môi trường biển và hải đảo.
Hoạt động khai thác nguồn lợi từ biển và hải đảo phải phù hợp với quy hoạch và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đi liền với phát triển bền vững.
Căn cứ Điều 15 Luật Bảo vệ môi trường, để bảo vệ môi trường đất, pháp luật quy định quy hoạch, kế hoạch, dự án và hoạt động có sử dụng đất phải xem xét kỹ tác động của nó đến môi trường đất, có giải pháp phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái.
Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường đất; xử lý, cải tạo và phục hồi đất mà mình làm ô nhiễm.
Những khu vực ô nhiễm đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm thì Nhà nước xử lý, cải tạo và phục hồi đất.
6.3. Bảo vệ môi trường không khí
Theo Điều 12 Luật Bảo vệ môi trường, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ có xả thải bụi, khí thải tác động xấu đến môi trường thì phải giảm thiểu và xử lý để bảo vệ môi trường không khí
Luật này cũng yêu cầu chất lượng môi trường không khí phải được quan trắc, giám sát thường xuyên, liên tục và công bố theo quy định. Các nguồn phát thải bụi, khí thải phải được quan trắc, đánh giá và kiểm soát. Đồng thời tình trạng ô nhiễm không khí phải được thông báo và cảnh báo kịp thời nhằm giảm thiểu tác động đến sức khỏe cộng đồng.
Quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được tiến hành như thế nào?
Quy trình phát hiện và nhận dạng vi sinh vật Ecoli trong các sản phẩm mỹ phẩm được tiến hành theo quy định tại tiểu mục 9.4 Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12974:2020 (ISO 21150:2015) về Mỹ phẩm - Vi sinh vật - Phát hiện E.coli; cụ thể như sau:
Sử dụng que cấy vòng đã tiệt trùng, ria một phần canh thang tăng sinh đã ủ (9.3) trên bề mặt của môi trường thạch MacConkey (5.3.4.1) để phân lập khuẩn lạc.
Lật ngược đĩa Petri và sau đó ủ tại 32,5 °C ± 2,5 °C trong ít nhất 24 h (tối đa 48 h).
Kiểm tra các đặc tính của khuẩn lạc (xem Bảng 1).
Hình thái đặc tính của khuẩn lạc E.coli
Màu đỏ gạch; có thể có vòng kết tủa xung quanh khuẩn lạc
Bảng 1 - Hình thái đặc tính của E.coli trên môi trường thạch MacConkey
Thực hiện các thử nghiệm sau đối với các khuẩn lạc nghi ngờ được phân lập trên môi trường thạch MacConkey. Sự xuất hiện của E.coli có thể được xác nhận bởi các thử nghiệm nuôi cấy và sinh hóa phù hợp khác.
Thực hiện thử nghiệm được xác định trong ISO 21148. Kiểm tra que gram âm (bacilli).
(iii) Nuôi cấy trên môi trường thạch xanh methylene - levine eosin (môi trường thạch EMB)
Cấy truyền trên bề mặt của môi trường thạch xanh methylene - levine eosin với các khuẩn lạc phân lập nghi ngờ phát triển trên môi trường thạch MacConkey sao cho các khuẩn lạc phân lập phát triển. Lật ngược đĩa Patri và sau đó ủ tại 32,5 °C ± 2,5 °C trong ít nhất 24 h (tối đa 48 h).
Kiểm tra các đặc tính của khuẩn lạc như được xác định trong Bảng 2.
Hình thái đặc tính của khuẩn lạc E.coli
Môi trường thạch xanh methylene - levine eosin
Ánh kim loại dưới ánh sáng phản chiếu và ngoại quan màu xanh-đen dưới ánh sáng truyền qua
Bảng 2 - Hình thái đặc tính của E.coli trên môi trường thạch xanh methylene - levine eosin
Các loại ô nhiễm môi trường ở Việt Nam
Thực tế tại Việt Nam đang tồn tại các dạng ô nhiễm môi trường sau đây:
Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây nên mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người.
Hiện nay, chất lượng không khí tại Việt Nam, đặc biệt là ở các đô thị lớn đang ngày càng sụt giảm, bụi mịn có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng nặng đến sức khỏe con người (nhất là các bệnh về hô hấp) và hệ sinh thái với các cơn mưa axit phá hủy mùa màng, hiệu ứng nhà kính, các hiện tượng thiên nhiên bất thường.
Có rất nhiều nguyên nhân ô nhiễm môi trường không khí nhưng chủ yếu đến từ con người do những hoạt động hàng ngày, hoạt động công nghiệp đã thải vào không khí những chất độc hại.
Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái của lớp đất trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên gây cùng với hoạt động của con người gây nên. Điển hình có thể kể đến các hành vi như xả thải chất ô nhiễm, sử dụng quá mức chất hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, khai thác khoáng sản, phá rừng làm xói mòn đất… Khi đất bị ô nhiễm, môi trường sống của các loài động vật, thực vật trên thế giới sẽ bị tổn hại nặng nề. Bên cạnh đó, việc tài nguyên thiên nhiên bị phá hủy cũng gây tác hại nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống con người.
Ô nhiễm môi trường nước là khi trong nước xuất hiện các chất lạ hoặc có sự biến đổi tiêu cực làm cho nguồn nước trở nên độc hại với sinh vật và con người. Ô nhiễm môi trường nước có tác động nghiêm trọng đến môi trường, làm giảm độ đa dạng sinh vật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Có nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước. Trong đó điển hình và trầm trọng nhất ở các thành phố lớn, khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân cư, chất thải xả ra nguồn nước mặt với số lượng lớn. Thực tế cũng có rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp không qua xử lý làm mức độ ô nhiễm càng nghiêm trọng, thậm chí nhiều cao sông, ao hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm.
Bản chất của môi trường sống:
Môi trường sống: là tập hợp các yếu tố, các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của các cơ thể sống.
– Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp
Hệ thống môi trường bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau.
Hệ môi trường là một hệ động, các phần tử trong hệ môi trường luôn tự vận động và tương tác với nhau để thiết lập một trạng thái cân bằng. Khi một trong các yếu tố Bên trọng hệ môi trường thay đổi sẽ phá vỡ sự cân bằng => MT lại vận động hình thành cân bằng mới. Ví dụ: Núi lửa phun làm cho môi trường bị phá hủy. Tuy nhiên, sau một thời gian môi trường sẽ trở lại trạng thái cân bằng mới
Các dòng vật chất, năng lượng, thông tin liên tục “chảy” trong không gian và thời gian. Các phần tử trong hệ thống môi trường luôn chuyển động vào hoặc ra từ hệ này sang hệ khác, từ trạng thái này sang trạng thái khác. Ví dụ: Vấn đề biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, hiệu ứng nhà kính,… là những vấn đề có ảnh hưởng tới toàn cầu.
– Khả năng tự tổ chức và điều hành
Các phần tử trong hệ môi trường có khả năng tự tổ chức lại hoạt động của mình và tự điều chỉnh để thích ứng với những thay đổi Bên ngoài theo quy luật tiến hóa, nhằm hướng tới trạng thái ổn định.
Ví dụ: Con tắc kè tự đổi màu da để tránh sự săn đuổi của các loài khác hoặc của con người, xương rồng sống ở sa mạc do thiếu nước nên lâu dần lá biến thành gai,…
Ý nghĩa của việc biết được các bản chất của hệ môi trường:
– Cần chú ý khi tác động vào hệ thống môi trường
– Nghiên cứu để điều chỉnh biên độ thay đổi của con người phù hợp biên độ thay đổi của môi trường.
– Khí quyển: Là vùng nằm ngoài vỏ trái đất chiều cao từ 0 – 100km.
– Thạch quyển: Phần rắn của trái đất có độ sâu từ 0-60km tính từ mặt đất và có độ sâu từ 0-20km tính từ đáy biển
– Thủy quyển: Là nguồn nước dưới mọi dạng. Tổng lượng nước trên trái đất khoảng 1,4 tỷ km3.
– Sinh quyển: Bao gồm các cơ thể sống (các loài sinh vật) và những bộ phận của thạch quyển, thủy quyển, và khí quyển tạo nên môi trường sống của các cơ thể sống.
– Trí quyển: Trí quyển bao gồm các bộ phận trên trái đất tại đó có tác động của trí tuệ con người. Trí quyển là một quyển năng động.