Theo “Khâm Định Đại Nam hội điển sự lệ”, quy định về trang phục của hoàng hậu, công chúa, phi tần trong cung năm 1807 cụ thể như sau:
Thúy Vân: Từ Á khôi Áo dài Việt Nam đến Á hậu 3 Hoa hậu Quốc tế
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Á hậu Thuỷ Tiên cùng các thí sinh An Nhi, Tường San, Thiên Hân, Hà Đan thực hiện bộ ảnh mới trước đêm chung kết Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam 2023.
Tối 8/4, chung kết Đại sứ Hoàn mỹ - Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam (Miss International Queen Vietnam) 2023 diễn ra tại một phim trường thuộc quận 12, TP.HCM và được phát livestream. Nguyễn Hà Dịu Thảo, 23 tuổi, đến từ Hải Dương, từng làm công nhân trở thành chủ nhân ngôi vị hoa hậu, á hậu 1 là Tường San, An Nhi là á hậu 2 của cuộc thi.
Chương trình dài hơn 4 tiếng, có sự tham sự biểu diễn của ca sĩ Văn Mai Hương, người mẫu Lan Khuê, Hoàng Thùy, Lê Thảo Nhi. Hoa hậu Chuyển giới Quốc tế Fuschia Anne Ravena (Philippines) và mỹ nhân chuyển giới Yoshi Rinrada Thurapan (Thái Lan) cũng có mặt trong đêm chung kết.
Ngay sau đêm chung kết, đại diện của Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) TP.HCM thông báo cho biết cuộc thi Đại sứ Hoàn mỹ 2023 là hoạt động thi người đẹp chưa được sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Sở VH&TT cho biết sẽ phối hợp các cơ quan làm rõ các nội dung liên quan và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Trước đó, buổi công bố top 20 Hoa hậu Chuyển giới Việt Nam do công ty Hương Giang tổ chức vào 14h ngày 23/2 đã bị huỷ vào phút chót vì không được Sở Thông tin & Truyền thông TP.HCM cấp phép. Khi đó, ê-kíp hoa hậu Hương Giang, á hậu Hoàng Thùy, các thí sinh đã có mặt ở địa điểm tổ chức để sẵn sàng tham dự.
Lý do cuộc họp báo bị huỷ vì hồ sơ xin cấp phép họp báo công bố top 20 của cuộc thi không được chấp thuận do chưa đủ thủ tục.
Áo Nhật Bình thời nhà Nguyễn là chiếc áo dành cho nữ giới quyền quý trong chốn cung đình và các thiếu nữ trong gia đình quý tộc mặc khi xuất giá. Đối với nhà Nguyễn, việc phân chia cấp bậc thông qua trang phục được thể hiện rất chặt chẽ dựa trên: Chất liệu vải, màu sắc, trang phục đi kèm, kiểu dáng, cách may, họa tiết,…
Nguồn gốc của áo Nhật Bình là chiếc áo Đối Khâm Phi Phong thời nhà Minh bên Trung Hoa, là kiểu áo đối khâm, có cổ hình chữ nhật to bản chạy dọc từ cổ đến ngực và hai vạt áo được dùng dây buộc lại.
Sở dĩ nó có tên là “Nhật Bình” bởi đặc điểm của hoa văn trang trí tạo thành một hình chữ nhật lớn ngay trước ngực. Rải rác trên khắp thân áo cũng được thêu nhiều họa tiết, hoa văn với họa tiết chính là dạng tròn khép kín đan xen với những hình phượng, hoa lá và các hạt kim tuyến lấp lánh. Đặc biệt, trên phần tay áo còn có dải ngũ sắc: lục, vàng, xanh, trắng, đỏ tượng trưng cho dải ngũ hành. Tuy nhiên, dải ngũ sắc này lại chỉ được sử dụng trên trang phục của các bậc: Công chúa, cung tần nhị giai, cung tần tứ giai chứ không sử dụng cho áo Nhật Bình của Hoàng hậu.