Gạo Hạt Tròn Là Gạo Gì

Gạo Hạt Tròn Là Gạo Gì

Gạo xát dối là gì? Gạo xát dối đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều hộ gia đình bởi lớp cám giàu dinh dưỡng của nó. Chợ Gạo Miền Tây xin được cung cấp một vài thông tin về gạo xát dối mà người tiêu dùng nên tham khảo trước khi lựa chọn.

Đặc điểm cơ bản gạo Xát dối:

Về bản chất, gạo xát dối là loại gạo được xát nhẹ lớp cám. Hạt gạo bầu tròn, có chiều dài trung bình 7mm, màu nâu. Khi nấu chín, cơm mềm và rất dẻo.

Gạo xát dối (gạo còn cám) có một số đặc điểm quan trọng sau:

Gạo xát dối là một sự lựa chọn phù hợp cho những người muốn tận dụng các giá trị dinh dưỡng của lớp cám trong gạo và tận hưởng hương vị đặc biệt của nó.

Do còn giữ lại lớp cám nên gạo xát dối chứa rất nhiều Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khoẻ. Cụ thể:

Gạo xát dối và gạo trắng, gạo nào tốt hơn?

Khó có thể khẳng định gạo xát dối với gạo trắng gạo nào tốt hơn, bởi tương ứng với mỗi mục đích khác nhau thì mỗi người sẽ có chọn lựa gạo trắng hay gạo xát dối để phù hợp.

Với hàm lượng cám cao, gạo xát dối mang đến những lợi ích:

Sau nhiều năm liên tục giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, ngành hàng lúa gạo Việt Nam đang từng bước chuyển đổi sang giảm lượng, tăng chất, tăng giá bán. Theo đó, cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu đã có sự thay đổi, dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo thơm, gạo đặc sản, gạo hữu cơ, gạo Japonica... Mục tiêu là tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao đời sống cho nông dân trồng lúa.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 9/2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 5,02 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 2,44 tỷ USD, tăng lần lượt 19% và 9% so với cùng kỳ năm 2021. Tính trung bình 8 tháng đầu năm 2022, giá gạo xuất k hẩu đạt 486,5 USD/tấn, trong cơ cấu chủng loại lượng gạo thơm, gạo chất lượng cao đứng vị trí hàng đầu. Trước đó, năm 2021, trong tổng số lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là hơn 6,2 triệu tấn, tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm hơn 89%. Năm 2020, xuất khẩu gạo đạt 6,15 triệu tấn, trị giá đạt khoảng 3,07 tỷ USD, các loại gạo thơm, chất lượng cao chỉ chiếm khoảng 40% kim ngạch xuất khẩu.

Điểm qua các số liệu tiêu biểu cho thấy, trong ba năm trở lại đây, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã có bước chuyển mình rõ rệt. Điều này xuất phát từ chính sách tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trong đó có tái cơ cấu ngành lúa gạo với hướng điều chỉnh mạnh mẽ, thay đổi quy trình canh tác và tập trung nâng cao chất lượng gạo. Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng cho biết, chất lượng gạo xuất khẩu được nâng cao xuất phát từ việc tập trung đẩy mạnh gieo trồng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao. Cụ thể vụ hè thu 2022, toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long xuống giống 1.493 nghìn ha, thì giống lúa thơm, đặc sản đạt 15,24 %; giống lúa chất lượng cao đạt 68,33%, tăng 20,33% so với cùng kỳ.

Mặt khác, tình hình sử dụng giống xác nhận trong vụ hè thu 2022 cũng đạt tới 77,3%; sử dụng giống nguyên chủng là 0,25%. Cũng trong chương trình thực hiện tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, tập trung ưu tiên đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với các giải pháp thực hiện như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, áp dụng quản lý dịch hại tổng hợp IPM và ICM. Đặc biệt, với việc giảm khối lượng hạt giống lúa gieo sạ trên một đơn vị diện tích đã giúp giảm chi phí đầu tư về hạt giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật từ 2 đến 3 triệu đồng/ha tùy từng vùng sản xuất. Bên cạnh đó, việc tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa xác nhận và nguyên chủng cũng giúp tăng năng suất và chất lượng lúa gạo hàng hóa, chi phí sản xuất giảm đáng kể, mang lại lợi nhuận cao hơn cho người sản xuất và tăng lợi thế cạnh tranh cho ngành hàng lúa gạo xuất khẩu, nhất là trong bối cảnh giá phân bón và vật tư đầu vào liên tục tăng cao trong thời gian qua.

Ngoài thay đổi về giống lúa thì một trong những “mắt xích” quan trọng trong tái cơ cấu ngành lúa gạo là liên kết, nhất là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp để tạo ra chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ khép kín. Những năm qua, mối liên kết này vẫn được coi là “nút thắt” lớn nhất đối với sản xuất lúa gạo, nên khi được tháo gỡ, đã tạo ra sự biến chuyển nhanh chóng cho ngành hàng lúa gạo cả ở khâu sản xuất và kinh doanh. Một trong những mô hình liên kết nổi bật thời gian qua là sự hình thành các liên hiệp hợp tác xã. Đây là những mô hình điểm về liên kết sản xuất lớn: nông dân vẫn giữ đất canh tác, nhưng phải tuân thủ theo kế hoạch, quy trình sản xuất của doanh nghiệp để tạo ra sản phẩm chất lượng; doanh nghiệp bảo đảm đầu ra sản phẩm và lợi nhuận cho nông dân. Nhờ đó, chất lượng lúa gạo từng bước được nâng cao, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện không chỉ của từng khu vực xuất khẩu mà còn của từng quốc gia xuất khẩu.

Tại thị trường EU, gạo Việt Nam đã bước đầu “đặt nền móng” cho tiến trình xác lập thương hiệu thông qua lượng gạo xuất khẩu tăng dần theo từng năm với giá bán ở mức cao, từ 800 đến hơn 1.000 USD/tấn. Cụ thể, đầu tháng 9 năm 2022, lần đầu tiên sản phẩm gạo mang thương hiệu riêng “Cơm Việt Nam Rice” của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời được giới thiệu tới người tiêu dùng nước Pháp. Cùng với lợi thế từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA), “cánh cửa” cho gạo Việt xuất sang EU đang rất rộng mở. Bên cạnh đó, tại thị trường Nhật Bản, gạo ST25 mang thương hiệu A An của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long đã vượt qua gần 600 tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe để chính thức được nhập khẩu và bày bán tại các siêu thị của Nhật Bản từ cuối tháng 6 năm nay.

Tới đây, Tập đoàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu các dòng sản phẩm gạo chủ lực khác như ST24, ST24 Organic và Japonica sang Nhật Bản.

Gạo xát dối là gì? Đặc điểm cơ bản gạo xát dối

Gạo xát dối hay còn có những tên gọi khác như gạo gạo chà dối, gạo xay xầy, gạo còn cám, gạo hẩm (tùy theo các địa phương vùng đồng bằng bắc bộ)

Đây là loại gạo có vỏ ngoài chưa được loại bỏ hoàn toàn sau khi thu hoạch và tách vỏ trấu.

Màu sắc của gạo xát dối thường nâu nhạt hoặc có thể biến đổi tùy thuộc vào màu của lớp cám ban đầu. Nó có hương vị và texture đặc biệt, thường hơi nguyên mùi của lớp cám.

Gạo xát dối thường được xay nhẹ để loại bỏ một phần lớp cám bên ngoài, tạo ra một lớp cám mỏng vẫn còn ở xung quanh hạt gạo tương tự như gạo lứt. Tỷ lệ lớp cám còn lại có thể dao động từ 50% đến 70% tùy thuộc vào cách chế biến và loại gạo ban đầu. Cụ thể:

Gạo xát dối thường được ưa chuộng bởi những người quan tâm đến dinh dưỡng và muốn tận dụng các giá trị dinh dưỡng trong lớp cám của gạo.

Cách chọn và chế biến gạo xát dối đúng cách

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng gạo xát dối với mức giá dao động từ 55-60 nghìn đồng/kg.

Bạ nên tìm các cửa hàng phân phối thực phẩm hữu cơ để tìm mua gạo xát dối hữu cơ đúng chuẩn, đúng giá, rõ nguồn gốc để an tâm hơn nhé.

Một số lưu ý khi chế biến gạo xát dối:

Tuổi thơ gắn liền với những hạt gạo, những thửa ruộng nơi người nông dân luôn bán mặt cho đất, bán lưng cho trời cùng truyền thống gia đình hơn hai thập kỷ trong ngành gạo. Anh Huỳnh Thế Vinh đã nung nấu khát vọng xây dựng và phát triển doanh nghiệp trở thành làm cầu nối thúc đẩy cho ngành nông nghiệp lúa gạo phát triển vươn ra thế giới.