Thanh Hóa (còn gọi là xứ Thanh) là một trong những tỉnh đông dân nhất Việt Nam nằm ở vùng Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội 150 km về phía nam.
GÓI KHUYẾN MÃI: PHÒNG + ĂN 2 BỮA
Dịch vụ bao gồm (dành cho 02 khách): 01 đêm khách sạn 5* tại FLC Vĩnh Phúc Resort; Ăn sáng buffet; Bữa trưa (hoặc tối); Sử dụng miễn phí các tiện ích của khách sạn: Bể bơi 4 mùa, khu vui chơi trẻ em trong nhà và ngoài trời, phòng tập GYM,chơi bi-a, bóng bàn, 20 phút xông hơi đá muối, phòng chiếu phim mini...
Năm 2024, khi đặt phòng FLC Vĩnh Phúc khách hàng được giảm đến 30% giá phòng cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn khác dành cho khách hàng đặt booking sớm. Dưới đây là giá phòng FLC Vĩnh Phúc Hè 2024 áp dụng cho khách hàng đặt phòng sớm.
Phụ thu cuối tuần tại FLC Vĩnh Phúc: 250.000 VND/đêm
Kiến trúc sang trọng và giao hòa với thiên nhiên
Tận dụng lợi thế là khu đất có địa thế đẹp, vuông vắn, với tầm nhìn thoáng, mở rộng về mọi phía, FLC Vĩnh Phúc Resort với tòa nhà khách sạn trung tâm có tầm cao vượt lên mọi công trình trong khu vực, cung cấp cho du khách cơ hội ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của khu vực đồng bằng Vĩnh Phúc xinh đẹp. Đặc biệt, tòa nhà khách sạn chính còn sở hữu sân đáp trực thăng mini, cung cấp dịch vụ bay trong tương lai, giúp du khách có thêm những trải nghiệm quý giá “thu non sông gấm vóc vào tầm mắt”.
Mật độ xây dựng thấp với những công trình kiến trúc được thiết kế trên nền tảng truyền thống (nhà ba gian Bắc Bộ) kết hợp phong cách trang trí mang đậm màu sắc châu Âu với màu trắng và màu vàng, cùng với hoa văn vương giả chủ đạo, sẽ khiến du khách lạc vào những không gian quen mà lạ, vô cùng thú vị. Tất cả nằm ẩn hiện trong một không gian xanh ngập tràn cỏ cây hoa lá rực rỡ sắc màu.
Các tổ chức công năng khác được bố trí rất thuận tiện, cùng với những tuyến đường giao thông lát đá vuông vắn nằm khép mình dưới những cây xanh. Các khu vực tiểu cảnh sân vườn xen kẽ trong toàn khu tạo nên những điểm dừng chân thú vị giúp du khách có thể thả mình giao hòa cùng thiên nhiên vào bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu.
Video về FLC Vĩnh Phúc Resort VIDEO
Vị trí và phương tiện đi lại khi nghỉ dưỡng tại FLC Vĩnh Phúc Resort:1/ Phương tiện phổ biến tới Vĩnh Phúc
Máy bay và tàu hỏa là phương tiện phổ biến để di chuyển đến Vĩnh Phúc.
1.1 Đối với phương tiện di chuyển bằng máy bay
Du khách nên cân nhắc mua vé trước tại trang mạng điện tử của các hãng hàng không, để tránh tình trạng hết vé và có được giá rẻ tiết kiệm.
Hoặc du khách có thể liên hệ Tổng đài Chudu24 - 1900 5454 40 để được hỗ trợ đặt vé bay. Các hãng hàng không tham khảo: Bamboo Airways, Vietnam Airline, Vietjet Air, Jetstar.
1.2 Đối với phương tiện di chuyển bằng tàu hỏa
Du khách có thể lựa chọn một trong hai tuyến: Hà Nội – Vĩnh Yên; Hà Nội - Phúc Yên tùy vào những điểm mình cần đến ở Vĩnh Phúc.
Du khách có thể đi các chuyến: LC1, LC3, LC7, SP7, YB1. Xuống tàu ở ga Phúc Yên.
Giá: dao động từ 70.000 – 110.000vnđ/vé (tùy vào loại ghế ngồi).
Thời gian: Mất khoảng 1h20 phút.
Địa chỉ ga Vĩnh Yên: Phường Đống Đa – TP. Vĩnh Yên.
Du khách có thể đi các chuyến: LC1, LC3, LC7, SP5, YB1, SP1. Xuống tàu ở ga Vĩnh Yên.
Giá: dao động từ 76.000 – 160.000vnđ/vé (tùy vào loại ghế ngồi).
Thời gian: Mất khoảng: 1h47 phút.
*Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy thời điểm.
2/ Phương tiện phổ biến di chuyển đến FLC Resort Vĩnh Phúc
Từ sân bay Nội Bài hoặc nhà ga Vĩnh Yên, Phúc Yên thuận tiện nhất là sử dụng taxi của các hãng Mai Linh, taxi Vĩnh Phúc, taxi Thịnh Hưng... để di chuyển đến resort.
3/ Di chuyển từ sân bay Nội Bài và trung tâm Hà Nội đến FLC Vĩnh Phúc Resort
Resort cách sân bay Nội Bài khoảng 51km. Giá taxi di chuyển một chiều dự kiến 582.000vnđ đối với xe 4 chỗ - 720.000vnđ đối với xe 7 chỗ.
Hoặc lựa chọn hình thức xe đưa đón theo nhu cầu (có tính phí) của resort. Vui lòng liên hệ trước với Lễ tân của resort để được sắp xếp lịch trình.
4/ Di chuyển từ ga Vĩnh Yên và ga Phúc Yên đến resort
- Resort cách ga Vĩnh Yên khoảng 22,1km. Giá taxi di chuyển một chiều dự kiến 312.000vnđ đối với xe 4 chỗ - 363.000vnđ đối với xe 7 chỗ.
- Resort cách ga Phúc Yên khoảng 35,8km. Giá taxi di chuyển một chiều dự kiến 409.000vnđ đối với xe 4 chỗ - 505.000vnđ đối với xe 7 chỗ.
5/ Từ Resort di chuyển đến các điểm tham quan nổi tiếng
- Khu du lịch Tam Đảo: Km13, xã Hồ Sơn, Tam Đảo
Cách resort khoảng 48,3km. Giá taxi di chuyển một chiều dự kiến 551.000vnđ đối với xe 4 chỗ - 682.000vnđ đối với xe 7 chỗ.
Thời gian hoạt động: 07:00-17:00.
Tổng diện tích Vườn quốc gia Tam Đảo là 34.995ha, ranh giới từ độ cao 100m trở lên so với mực nước biển. Hệ sinh thái ở nơi đây khá phong phú và đa dạng với nhiều chủng loại nổi bật. Sinh thái thực vật bao gồm: Lan hài Tam Đảo; trà hoa đỏ/vàng; cây đỗ quyên; hoa lan Kim Tuyền; râu hùm, cây hoa tiên… và rất nhiều loài cây đặc biệt khác phân bố khắp khu rừng. Đối với hệ động vật, vườn Tam Đảo là nơi lưu trú của hơn 651 loài con trùng, 239 loài chim, với vô số những loài động vật quý hiếm: Chim hút mật Tam Đảo; rắn sãi; cầy hương; khỉ mặt đỏ; gấu ngựa…
- Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên: Đại Đình, Tam Đảo
Cách resort khoảng 41,6km. Giá taxi di chuyển dự kiến 475.000vnđ đối với xe 4 chỗ - 587.000vnđ đối với xe 7 chỗ.
Thời gian hoạt động: 08:00-17:00.
Tây Thiên là trung tâm thờ Mẫu và Phật giáo lâu đời ở Việt Nam. Được biết đến là cái nôi của Phật giáo Việt Nam bởi vào khoảng thế kỉ thứ III, khoảng thời gian này có một vị hòa thượng tên là Khương Tăng Hội dừng chân ở đây và dựng chùa truyền giáo. Cha của Khương Tăng Hội là người nước Khương Cư (Sogdiance) buôn bán và cư trú tại Giao Chỉ lấy mẹ ông là người Giao Chỉ nên ông đã được sinh ra trên đất Giao Chỉ. Chính ông là người đã khởi đầu cho thiền học Việt Nam và còn truyền bá sang cả Trung Quốc vào thời Tôn quyền (năm 247).
- Làng gốm Hương Canh: Tổ dân phố Lò Cang, Hương Canh
Cách resort khoảng 26,2km. Giá taxi di chuyển một chiều khoảng 299.000vnđ đối với xe 4 chỗ - 379.000vnđ đối với xe 7 chỗ.
Thời gian hoạt động: 08:00-17:00.
Làng gốm Hương Canh ở Vĩnh Phúc là làng gốm cổ sành, có tuổi đời hơn 300 năm và nổi tiếng với những sản phẩm như chum vại, nồi niêu, ấm chén... có độ bền cao, nhằm phục vụ những nhu cầu dân dã thiết yếu.
- Tháp Bình Sơn: Thị trấn Tam Sơn, Sông Lô, Vĩnh Phúc
Cách resort khoảng 34km, giá taxi di chuyển một chiều dự kiến 388.000vnđ đối với xe 4 chỗ - 480.000vnđ đối với xe 7 chỗ.
Tháp Bình Sơn (Tháp chùa Vĩnh Khánh hay Tháp Then), được xây dựng từ thời Trần, nằm trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (chùa Then) thuộc thôn Bình Sơn, thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô. Ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý - Trần ở Việt Nam dùng đất nung đời Trần xây cao nhất còn lại đến nay. Với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí hài hòa, là di tích lịch sử và nghệ thuật vào bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam.
6/ Lịch trình xe đưa đón của resort
Đối với du khách có nhu cầu đưa đón từ sân bay Nội Bài về resort hoặc ngược lại, resort có thể hỗ trợ xe đưa đón (có tính phí) theo lịch trình của khách. Tuy nhiên, du khách vui lòng thông báo trước với lễ tân của resort để được sắp xếp lịch trình.
Về chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi) ngày 16 tháng 12 năm 2002; Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về việc: “Xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang”; Quyết định số 308/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Ban hành kèm theo Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; Quyết định số 2282/QĐ-TTg ngày 26/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc: “Phê duyệt Đề án khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng”;
Sau khi xem xét Tờ trình số 131/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị ban hành chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Báo cáo thẩm tra số 552/HĐND-BC ngày 07/12/2015 của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
Điều 1. Tán thành Tờ trình số 131/TTr-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung cụ thể như sau:
Người có hộ khẩu thường trú, tạm trú tại tỉnh Thanh Hóa và người vô thừa nhận chết trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sử dụng hình thức hỏa táng thì thân nhân, tổ chức (chịu trách nhiệm mai táng cho người chết) được hưởng chính sách khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng.
Mức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng quy định như sau:
1. Hỗ trợ 100% chi phí hỏa táng theo mức giá của cơ sở hỏa táng (không bao gồm chi phí vận chuyển) cho người mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 10 tuổi trở lên (từ 120 tháng tuổi trở lên, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Mục II, Điều này).
3. Hỗ trợ 2.000.000 đồng đối với người dưới 10 tuổi (dưới 120 tháng tuổi, không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, Mục II, Điều này).
Nguồn ngân sách tỉnh trong dự toán hàng năm.
Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2020.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ Nghị quyết này và các quy định hiện hành của pháp luật, tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVI, kỳ họp thứ 15 thông qua ngày 11 tháng 12 năm 2015.
Ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
________________________________
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Căn cứ Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội;
Căn cứ Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế quản lý tài chính đối với Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); Quyết định số 30/2015/QĐ-TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 62/2010/TT-BTC ngày 15/4/2016 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tài chính đối với NHCSXH ban hành kèm theo Quyết định số 180/2002/QĐ-TTg ngày 19/02/2002 và Quyết định số 30/2015/QĐ- TTg ngày 31/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 11/2017/TT-BTC ngày 08/02/2017 của Bộ Tài chính Quy định về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác;
Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số 3029/TTr-STC-TCDN ngày 21/7/2017 về dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (kèm theo ý kiến của các ngành Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 2935/SKHĐT-TH ngày 10/7/2017; Lao động, Thương binh và Xã hội tại Công văn số 2215/SLĐTBXH-BTXH ngày 12/7/2017; Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa tại Công văn số 737/THH1 ngày 07/7/2017).
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương (gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2017; thay thế Quyết định số 4095/2013/QĐ-UBND ngày 21/11/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về việc Ban hành Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn từ Ngân sách tỉnh ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa để cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Về việc quản lý và sử dụng vốn ngân sách địa phương qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đồi tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3363/2017/QĐ-UBND ngày 07/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa)
Quy chế này quy định việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương (gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách cấp huyện) ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác.
Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn bao gồm:
1. Cấp tỉnh: Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội và các sở ban, ngành có liên quan.
2. Cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội, các phòng ban có liên quan.
3. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, NHCSXH và các cá nhân có liên quan.
Điều 3. Cơ quan chuyên môn đuợc UBND các cấp ủy quyền ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH các cấp
1. Cấp tỉnh: Sở Tài chính ký hợp đồng ủy thác với Chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh (đối với nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh);
2. Cấp huyện: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện ký hợp đồng ủy thác với Phòng Giao dịch NHCSXH cấp huyện (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện).
Điều 4. Quy trình chuyển nguồn vốn
Quy trình chuyển nguồn vốn ngân sách địa phương hàng năm bố trí để bổ sung nguồn vốn cho vay đối với người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác; hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền; hạch toán chi ngân sách Nhà nước theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.
1. Theo quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 cùa Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
2. Hộ cận nghèo theo chuẩn cận nghèo do Chính phủ quy định từng giai đoạn.
3. Một số đối tượng khác được xem xét cho vay chương trình Người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài là: Vợ (chồng), con của các đối tượng bị nhiễm chất độc da cam, đioxin.
Điều 6. Mục đích sử dụng vốn vay
Mục đích sử dụng vốn vay: theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ.
Điều 7. Mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay
Mức cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, quy trình, thủ tục cho vay, bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo quy định hiện hành của NHCSXH.
Điều 8. Gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn
1. Về thẩm quyền gia hạn nợ do NHCSXH các cấp xem xét, quyết định theo quy định của NHCSXH trong từng thời kỳ.
2. Về thủ tục, hồ sơ đề nghị gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn, thời gian gia hạn nợ: Thực hiện theo quy định của NHCSXH trong từng thời kỳ.
Điều 9. Quản lý và sử dụng tiền lãi thu được
1. NHCSXH quản lý và hạch toán số tiền lãi thu được từ hoạt động cho vay bằng nguồn vốn ngân sách địa phương vào thu nhập của NHCSXH và quản lý, sử dụng theo nguyên tắc thứ tự ưu tiên sau:
a) Trích lập quỹ dự phòng rủi ro: 5%
b) Trích bổ sung vốn gốc để cho vay: 25%
c) Chi phí quản lý của NHCSXH để chi trả hoa hồng cho Tổ tiết kiệm và vay vốn, chi trả phí ủy thác cho tổ chức Hội, đoàn thể nhận uỷ thác và các chi phí quản lý khác (như tiền lương, công tác phí, giấy tờ in, chi phí vận chuyển tiền giải ngân) là: 60%.
d) Chi phí cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, các sở, ngành, đơn vị liên quan: 10%.
2. Nội dung và mức chi hoạt động của Ban đại diện, cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng quy định tại điểm d khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Chủ tịch UBND tỉnh và các văn bản hiện hành của NHCSXH và một số nội dung, mức chi đặc thù phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
3. Trường hợp lãi suất cho vay không bù đắp các khoản chi phí về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng; chi phí quản lý cho NHCSXH; chi phí cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng của Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp, các sở ngành (phòng ban), đơn vị có liên quan thì NHCSXH phối hợp với Sở Tài chính (Phòng Tài chính - Kế hoạch) báo cáo UBND cùng cấp bổ sung kinh phí bù đắp từ nguồn ngân sách theo đúng quy định.
1. Đối với các khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan: Đối tượng được xem xét xử lý rủi ro, nguyên nhân khách quan làm thiệt hại trực tiếp đến vốn và tài sản của khách hàng, biện pháp xử lý, hồ sơ pháp lý để xem xét xử lý nợ bị rủi ro được áp dụng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH. Những trường hợp phải xử lý rủi ro khác, NHCSXH phối hợp với Sở Tài chính (Phòng Tài chính – Kế hoạch), Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội), các đơn vị có liên quan xem xét, thẩm định thống nhất bằng văn bản đối với từng trường hợp cụ thể, báo cáo Chủ tịch UBND cùng cấp xem xét, quyết định đảm bảo theo quy định.
2. Thẩm quyền xem xét xử lý nợ bị rủi ro do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định (đối với nguồn vốn ngân sách tỉnh), do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định (đối với nguồn vốn ngân sách cấp huyện).
3. Nguồn vốn để xử lý nợ bị rủi ro được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đã được NHCSXH trích lập đối với cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác từ nguồn ngân sách địa phương.
4. Trường hợp quỹ dự phòng rủi ro tín dụng không đủ bù đắp, tùy theo tình hình thực tế khoản vay bị rủi ro thuộc nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện; cơ quan Tài chính cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tỉnh, cấp huyện, NHCSXH cấp tỉnh, huyện báo cáo UBND cấp tỉnh, huyện bổ sung ngân sách địa phương để xử lý, hoặc giảm trực tiếp vào nguồn vốn ủy thác của ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện.
5. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng sau khi được sử dụng để xử lý xóa nợ bị rủi ro lớn hơn số dư Quỹ dự phòng rủi ro tối đa, định kỳ 6 tháng được trích bổ sung vào nguồn vốn ủy thác để cho vay theo quy định.
6. Đối với Quỹ dự phòng rủi ro địa phương đã trích lập theo quy định tại Thông tư số 73/2008/TT-BTC ngày 01/8/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn, quản lý, sử dụng Quỹ giải quyết việc làm địa phương và kinh phí quản lý Quỹ quốc gia về việc làm được tiếp tục giao NHCSXH quản lý để xử lý rủi ro theo quy định.
1. Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp tỉnh ủy thác qua Chi nhánh NHCSXH tỉnh: Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Chi nhánh NHCSXH tỉnh báo cáo tổng nguồn vốn, kết quả cho vay từ nguồn vốn ủy thác, việc trích lập, sử dụng nguồn lãi thu được và các nội dung khác liên quan gửi UBND cấp tỉnh, Sở Tài chính;
2. Đối với nguồn vốn do ngân sách cấp huyện ủy thác qua Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện: Định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc theo yêu cầu đột xuất, Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện báo cáo tổng nguồn vốn, kết quả cho vay từ nguồn vốn ủy thác, việc trích lập, sử dụng nguồn lãi thu được và các nội dung khác liên quan gửi UBND cấp huyện, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện.
Điều 12. Hạch toán, theo dõi cho vay, chế độ báo cáo quyết toán
Việc ghi chép, hạch toán kế toán đối với nguồn vốn ủy thác và dư nợ cho vay được theo dõi, hạch toán vào tài khoản kế toán riêng theo các văn bản hướng dẫn của Tổng Giám đốc NHCSXH.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính - Kế hoạch chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội tham mưu, đề xuất UBND cùng cấp:
a) Bố trí nguồn vốn từ ngân sách ủy thác cho NHCSXH, đảm bảo chuyển vốn đầy đủ, kịp thời cho NHCSXH để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn và thực hiện kiểm tra kết quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ủy thác tại NHCSXH.
b) Thẩm định hồ sơ vay vốn bị rủi ro, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định trên cơ sở đề nghị của Giám đốc NHCSXH cùng cấp.
c) Thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xử lý nợ bị rủi ro đối với nhũng trường hợp bị rủi ro ngoài cơ chế theo quy định tại Khoản 1, Điều 10 Quy chế này.
d) Phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định nội dung và mức chi cho công tác chỉ đạo, quản lý, tổng hợp, kiểm tra, giám sát, khen thưởng quy định tại điểm d Khoản 1, Điều 9 Quy chế này.
e) Thẩm tra, quyết toán việc phân phối, sử dụng lãi cho vay thu đuợc theo Điều 9 Quy chế này.
2. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác
a) Tuyên truyền, vận động vả hướng dẫn thành lập Tổ tiết kiệm và vay vốn để thực hiện uỷ thác cho vay.
b) Tổ chức kiểm tra, giám sát, quản lý hoạt động tín dụng theo văn bản liên tịch và hợp đồng uỷ thác đã ký với NHCSXH.
a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ngân sách tỉnh chuyển sang NHCSXH theo đúng quy định của pháp luật và các quy định tại Quy chế này.
b) Phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra vốn vay, xử lý nợ theo quy định.
c) Lập hồ sơ xử lý nợ bị rủi ro trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.
d) Định kỳ hàng năm báo cáo UBND cùng cấp về kết quả tạo lập, quản lý, sử dụng nguồn vốn từ ngân sách tỉnh chuyển qua NHCSXH trước ngày 20 tháng 01 của năm kế tiếp.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan chức năng, cơ quan thực hiện chương trình và chỉ đạo Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.
a) Chịu trách nhiệm xác nhận đối tượng vay vốn theo từng chương trình cho vay theo Quy chế này.
b) Phối hợp với NHCSXH, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra việc sử dụng vốn vay, đôn đốc trả nợ, trả lãi; kiểm tra, phúc tra hộ vay vốn bị rủi ro trên địa bàn.
c) Phối hợp với NHCSXH xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn, hộ vay vi phạm các cam kết đã ghi trong sổ vay vốn (hoặc Hợp đồng tín dụng) đã ký với NHCSXH; hưóng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan, tham gia Tổ đôn đốc thu nợ khó đòi.
a) Kê khai hồ sơ vay vốn đầy đủ, trung thực, chính xác;
b) Sử dụng vốn vay đúng mục đích;
c) Hoàn trả gốc, lãi đúng quy định.
Điều 14. Những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 15. Việc sửa đổi, bổ sung quy định về Quy chế tạo lập, quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh, ngân sách huyện ủy thác qua NHCSXH để cho vay người nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn do UBND tỉnh Quyết định.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo về Sở Tài chính để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.