Sơ yếu lý lịch là một trong những loại giấy tờ quan trọng và cần thiết khi làm hồ sơ xin việc hay học tập. Thông qua sơ yếu lý lịch, nhà tuyển dụng sẽ biết được những thông tin cơ bản về ứng viên. Một sơ yếu lý lịch được xem là hợp pháp khi được công chứng đầy đủ. Vậy, sơ yếu lý lịch công chứng ở đâu? Cần chuẩn bị các loại giấy tờ nào khác khi công chứng sơ yếu lý lịch? Khám phá câu trả lời chi tiết qua bài viết bên dưới cùng CareerViet bạn nhé.
Sơ yếu lý lịch công chứng ở xã, tỉnh khác được không?
Sơ yếu lý lịch công chứng ở xã hay tỉnh khác đều được. Vì trong quy định của Nhà nước thì chỉ cần nơi công chứng có đủ thẩm quyền và được cấp giấy phép hoạt động thì có thể thực hiện công chứng giấy tờ cho người yêu cầu.
Sơ yếu lý lịch công chứng cần những giấy tờ gì?
Bên cạnh thắc mắc sơ yếu lý lịch công chứng ở xã, tỉnh khác được không nhiều người cũng tự hỏi sơ yếu lý lịch công chứng cần gì? Theo như quy định trong Điều 24 của Nghị định 23/2015, người yêu cầu chứng thực chữ ký sơ yếu lý lịch cần phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ như sau trong quá trình công chứng sơ yếu lý lịch:
Trong quá trình thực hiện chứng thực sơ yếu lý lịch, người tiến hành chứng thực sẽ kiểm tra toàn bộ những loại giấy tờ nêu trên. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ xác nhận rằng người yêu cầu chứng thực không được chứng thực chữ ký trước khi được bên chứng thực yêu cầu.
Sau đó, người yêu cầu sẽ bắt đầu chứng thực chữ ký trước mặt người chứng thực và thực hiện chứng thực như sau:
Đối với giấy tờ hoặc các loại văn bản có từ 02 trang trở lên thì người yêu cầu chứng thực cần ghi lời chứng vào trang cuối cùng. Lúc này, các loại giấy tờ cũng cần phải được đóng dấu giáp lai.
Trường hợp chứng thực chữ ký tại những bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo hình thức một cửa (một cửa liên thông) thì bên công chức sẽ tiếp nhận hồ sơ và tiến hành kiểm tra các giấy tờ. Trong trường hợp xác nhận đủ điều kiện chứng thực thì bên thực thi sẽ đề nghị người yêu cầu chứng thực ký vào giấy tờ cần chứng thực rồi chuyển đến tay người có thẩm quyền để tiến hành ký chứng thực.
Xem thêm: 4 sai lầm chết người của một bản sơ yếu lý lịch
Công chứng sơ yếu lý lịch cần mang theo giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (Nguồn: Internet)
Công chứng ngoài trụ sở sai nơi quy định bị xử phạt như thế nào?
So với quy định hiện nay, mức phạt các vi phạm trong hoạt động hành nghề công chứng như công chứng ngoài trụ sở sai quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP được Chính phủ tăng mạnh.
Một trong số đó phải kể đến hành vi công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng không đúng quy định.
Hiện nay, tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 67 năm 2015, hành vi này đang bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng. Tuy nhiên, đến điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 82, mức phạt đã tăng lên từ 03 – 07 triệu đồng
Đây cũng là mức phạt dành cho các hành vi vi phạm sau:
– Công chứng không đúng thời hạn quy định;
– Sửa lỗi kỹ thuật văn bản công chứng không đúng quy định;
– Sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;
– Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng;
– Không dùng tiếng nói hoặc chữ viết là tiếng Việt;
– Vi phạm các quy định về hướng dẫn tập sự như: Hướng dẫn nhiều hơn 02 người tập sự tại cùng một thời điểm, khi không đủ điều kiện theo quy định…
– Công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có phiếu yêu cầu công chứng; Trong thành phần hồ sơ có giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung…
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề Sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Sơ yếu lý lịch công chứng khác tỉnh được không?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn thủ tục ly hôn online cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Khi cần thiết, các các nhân có thể mua sẵn mẫu phiếu sơ yếu lý lịch trên thị trường hoặc tự mình soạn thảo sơ yếu lý lịch. Sơ yếu lý lịch cần có các nội dung cơ bản sau:+ Ảnh 4×6;+ Thông tin cá nhân: họ tên, giới tính, năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú, số CMND, dân tộc, trình độ văn hóa, ngày vào Đoàn – Đảng…;+ Quan hệ gia đình: họ tên, năm sinh, chỗ ở, nghề nghiệp của bố, mẹ, vợ/ chồng, anh-chị-em ruột…;+ Quá trình học tập – làm việc của người làm đơn;+ Khen thưởng – kỷ luật;+ Lời cam đoan;+ Chữ ký và xác nhận đóng dấu của địa phương.
“Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Chữ ký được chứng thực theo quy định có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ, văn bản.
Trên thực tế, hiện nay nhu cầu xác nhận Sơ yếu lý lịch của người dân là rất lớn. Tuy nhiên, do chưa có văn bản hướng dẫn về việc xác nhận nên Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện không thống nhất, việc xác nhận sơ yếu lý lịch ở mỗi địa phương cũng khác nhau tùy theo cách tiếp cận của người có thẩm quyền.Cụ thể, có xã xác nhận thông tin khai đúng sự thật, có xã xác nhận người dân có hộ khẩu thường trú tại địa phương, có xã xác nhận chữ ký của người khai trong sơ yếu lý lịch, có xã chỉ đóng dấu Ủy ban nhân dân mà không ghi nội dung xác nhận, … Đặc biệt, có xã đã tự ý ghi thêm nội dung không liên quan đến khai lý lịch như sau: “Không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước”, do những hộ gia đình này không nộp đầy đủ các khoản thu của địa phương. Vấn đề này đã được báo chí phản ánh rất nhiều, với quan điểm không đồng tình với Ủy ban nhân dân các xã nêu trên và cho rằng đây là cách chính quyền quy chụp, bắt chẹt, o ép người dân. Người dân chỉ xin xác nhận vào Sơ yếu lý lịch vì mục đích học tập hoặc xin việc làm mà Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận họ không chấp hành pháp luật, chủ trương của Nhà nước thì khó có người nào được các trường tiếp nhận vào học hay xin được việc. Có thể thấy nội dung xác nhận này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, gây bất lợi cho dân khi sử dụng Sơ yếu lý lịch.
Sơ yếu lý lịch công chứng ở đâu?
Sơ yếu lý lịch còn được gọi với cái tên khác là sơ yếu lý lịch tự thuật. Đây là tờ khai các thông tin tổng quan liên quan đến ứng cử viên xin việc. Những thông tin này sẽ bao gồm các thông tin cá nhân cũng như thông tin về nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, chị, anh, em,...) của ứng viên đó. Sơ yếu lý lịch là loại giấy tờ quan trọng cần có để hoàn thiện bộ hồ sơ xin việc hoặc khi thực hiện các thủ tục liên quan đến hành chính, pháp luật.
Trên thực tế, không ít ứng cử viên khi đi xin việc thường có sự nhầm lẫn giữa sơ yếu lý lịch và CV xin việc là một loại. Tuy nhiên, sự thật thì cả hai loại giấy tờ này hoàn toàn khác nhau. Nếu CV chỉ chứa các thông tin liên quan đến một chủ thể duy nhất là ứng viên thì sơ yếu lý lịch có tính chất tổng quát hơn khi bao gồm cả thông tin của ứng viên và người thân trong gia đình của họ.
Trên thị trường, sơ yếu lý lịch sẽ tồn tại dưới hai dạng quen thuộc là loại mẫu in sẵn và sơ yếu lý lịch viết tay. Loại viết tay được trình bày rõ ràng và đẹp mắt trên khổ giấy A4. Khi làm sơ yếu lý lịch ở dạng này, ứng viên cần có sự khéo léo và tỉ mỉ trong từng con chữ và cách trình bày để đảm bảo bố cục hài hòa cho trang giấy. Loại in sẵn dường như phổ biến và được nhiều người sử dụng hơn. Bởi tính tiện lợi và nhanh gọn mà mẫu sơ yếu lý lịch in sẵn mang lại cho người dùng. Toàn bộ thông tin đều được in một cách đầy đủ và chi tiết theo từng đề mục và sẽ được bán kèm theo những loại giấy tờ cần thiết khác như đơn xin việc, giấy khám sức khỏe và giấy khai sinh trong một bộ hồ sơ xin việc hoàn chỉnh. Ứng viên chỉ cần kê khai một cách chuẩn xác theo như các thông tin đã được đề cập sẵn.
Xem thêm: Xử lý lỗ hổng thời gian trong sơ yếu lý lịch
Một sơ yếu lý lịch được xem là có giá trị luật pháp khi được công chứng đầy đủ. Vì vậy, nhiều người thường thắc mắc sơ yếu lý lịch công chứng ở đâu thì an toàn và hợp lệ? Thực tế, theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì sơ yếu lý lịch theo quy định về thẩm quyền được chứng thực chữ ký tại các cơ sở như sau:
Xem thêm: Độ dài “chuẩn” cho bản sơ yếu lý lịch
Sơ yếu lý lịch công chứng ở UBND thuộc phường, xã hoặc phòng tư pháp từ cấp huyện trở lên (Nguồn: Internet)
Thực hiện chứng thực chữ ký trong tờ khai sơ yếu lý lịch được thực hiện tại địa điểm nào?
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định:
Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy việc chứng thực chữ ký trong tờ khai sơ yếu lý lịch được thực hiện tại một trong các địa điểm sau:
– Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh.
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Do đó, người yêu cầu chứng thực sơ yếu lý lịch có thể thực hiện thủ tục tại phòng tư pháp huyện, quận hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.