Tên “Alibaba” có nghĩa là thông minh, trung hậu mang tinh thần dũng cảm và quý giá. Tên “Alibaba” thường được gắn với hình ảnh của một người khám phá và tìm ra kho báu, dựa trên câu chuyện nổi tiếng “Alibaba và 40 tên cướp”. Alibaba trong câu chuyện là một nhân vật thông minh và may mắn, người đã tìm ra cách để mở cửa hang động chứa đầy kho báu.
Tên Alibaba có phổ biến hay không?
Tên “Alibaba” không phổ biến trong các nền văn hóa sử dụng tiếng Anh như là một tên cá nhân thông thường. Tuy nhiên, nó có thể được nhắc đến như một từ khoá trong ngành công nghiệp công nghệ và thương mại điện tử, đặc biệt là liên quan đến công ty Alibaba Group của Trung Quốc, một trong những tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới.
Tên Alibaba dành cho nam hay nữ? Đặc điểm tính cách của người tên Alibaba
Tên Alibaba có thể dùng được cho cả nam và nữ, nhưng phổ biến hơn ở nam giới. Người mang tên này thường được gắn với sự may mắn, thông minh và lòng trung hậu thích giúp đỡ người khác. Alibaba trong câu chuyện là người biết cách sử dụng thông tin và tài nguyên mình có để đạt được mục đích. Alibaba đã dám đối mặt với những thách thức và nguy hiểm từ 40 tên cướp, thể hiện sự can đảm và quyết tâm.
Trong một số phiên bản của câu chuyện, Alibaba chia sẻ kho báu với người khác và giúp đỡ cộng đồng, cho thấy người mang tên này có tính cách hào phóng và đầy lòng trắc ẩn vị tha. Nếu bạn mong muốn và hy vọng bản thân có thể sở hữu trí tuệ thông thông và tinh thần dũng cảm như cái tên này thì bạn có thể lựa chọn tên Alibaba như một tên riêng tiếng Anh dành cho mình.
IMF là gì, IMF là viết tắt của từ gì?
IMF chính là tổ chức Qũy Tiền Tệ Quốc tế, tổ chức này có tên tiếng Anh là International Monetary Fund. Và IMF chính là viết tắt của tên tiếng Anh.
IMF là tổ chức quốc tế có vai trò giám sát hệ thống tài chính toàn cầu, hỗ trợ tài chính cho các nước hội viên, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật về tài chính khi cần.
IMF logo chia làm 2 phần, một phần biểu tượng và một phần chữ tên tổ chức bao quanh biểu tượng. Trong đó, phần biểu tượng gồm nhiều chi tiết như biểu tượng chiếc khiên màu xanh đặt trong một vòng tròn mỏng, tiếp đến là 2 hình địa cầu, một nhánh ô liu 3 lá và 2 trái ô liu.
Chiếc khiên trong IMF logo tượng trưng cho sức mạnh của tổ chức khi có sự hợp lực của nhiều thành viên. Biểu tượng 2 hình địa cầu thể hiện tất cả châu lục với ý nghĩa toàn cầu khá rõ ràng.
Biểu tượng nhánh ô liu được xem là một biểu tượng của Hy Lạp cổ xưa và cũng được tìm thấy trong nhiều tờ tiền cổ. Nhánh ô liu trong IMF logo tượng trưng cho sức mạnh và sự bền bỉ.
Tiếp đến là phần chữ tên tổ chức International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế) được thiết kế vòng quanh vòng tròn, được ngăn cách bởi một cặp sao 5 cánh tạo nên tỷ lệ hình học cân đối, thuận mắt cho IMF logo.
IMF logo sử dụng gam màu xanh dương chủ đạo cho toàn bộ thiết kế. Màu xanh dương thường được sử dụng trong các thiết kế logo bởi nó mang đến cảm giác an toàn, độ tin tưởng và tính bảo đảm.
Thiết kế logo của IMF sử dụng font chữ có chân, đậm nét tạo sự khỏe khoắn và chắc cho tên tổ chức.Tổng thể IMF logo mang tình hài hòa, cân đối nhưng vẫn không kém phần chắc chắn thể hiện được sự cam kết và tính bảo đảm tạo cảm nhận tin tưởng cho người nhìn.
IMF (International Monetary Fund) được thành lập vào ngày 27 tháng 12 năm 1945 và có trụ sở chính tại thủ đô Washington, Mỹ. Khi đó chỉ có 29 nước đầu tiên ký kết tham gia các điều khoản của điều ước.
Hiện nay tổng số hội viên của IMF lên tới 198 nước trong đó cổ phần lớn nhất hiện này là Mỹ (17,46%), Đức (6,11%), Nhật Bản (6,26%), Anh (5,05%) và Pháp (5,05%).Tổng số vốn của IMF là 30 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 1999)
Mục tiêu chính của tổ chức là để thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế, ổn định ngoại hối, thúc đẩy nền kinh tế phát triển đồng thời tổ chức cũng góp phần hỗ trợ tài chính tạm thời cho các nước thành viên.
Nắm bắt tình hình kinh tế tài chính toàn cầu, tư vấn cho các nước hội viên các chính sách về kinh tế giúp họ tăng trưởng nền kinh tế
Cung cấp nguồn tài chính có thể ngắn hạn hoặc trung hạn để hỗ trợ cho các nước hội viên nhằm giúp các nước này vượt qua những giai đoạn tài chính khó khăn hiện tại.Trợ giúp các phần kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực tài chính.
Năm 1956 Việt Nam đã gia nhập quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Đến năm 1976, Việt Nam chính thức kế tục quy chế hội viên tại IMF và được hưởng các khoản vay từ IMF.
Giai đoạn 1976 -1981, Việt Nam được vay từ IMF khoản vay 200 triệu USD để giải quyết một số vấn đế khó khăn về tài chính.
Năm 1984, Việt Nam nợ quá hạn với IMF và bị đình chỉ quyền vay vốn từ 1985 đến tháng 10/1993 và sau đó đã nối lại quan hệ tài chính.
Giai đoạn 1993 – 2004, Việt Nam đã vay của IMF 4 khoản vay với tổng vốn 1.094 triệu USD.
Kể từ tháng 4/2004 – 2012, Việt Nam được IMF tư vấn và hỗ trợ chính sách cũng như kỹ thuật cho Việt Nam về các lĩnh vực liên quan đến tài chính như: ngân hàng, tài chính, thương mại, tiền tê, ngoại hối,..
Các cán bộ NHNN, các bộ ngành liên quan được IMF tài trợ tham dự các sự kiện, chương trình đào tạo, hội thảo, học bổng dài hạn tại các nước như Singapore, Áo, Mỹ.
Đồng thời, Việt Nam cũng tiến hành cố phần vào IMF tăng từ 329,1 triệu SDR đến 460,7 triệu SDR (tăng thêm 131,6 triệu SDR). Việc góp vốn này đã hoàn tất và có hiệu lực kể từ ngày 27/4/2011.
Hy vọng, bạn đã biết IMF là viết tắt của từ gì, của tổ chức nào và IMF logo có ý nghĩa ra sao. Đồng thời, các thông tin về chức năng của tổ chức hay các hoạt động của IMF tại Việt Nam cũng được cung cấp khá đầy đủ.
Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế logo công ty, liên hệ ngay với Rubee để được các chuyên viên tư vấn chuyên sâu. Hotline: 090 222 8998 – 0936 438 238.
Có nên đặt tên tiếng Anh là Alibaba?
Tên “Alibaba” mang lại ấn tượng về sự mưu trí và khả năng lãnh đạo. Nếu bạn muốn tạo dựng một hình ảnh mạnh mẽ và sáng tạo, tên này có thể phù hợp. Tên “Alibaba” có thể gặp khó khăn trong việc phát âm và hiểu lầm về ngữ nghĩa đối với những người không quen thuộc.
Tentienganh.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về tên Alibaba , từ ý nghĩa, nguồn gốc, lịch sử đến đặc điểm tính cách và những nhân vật nổi tiếng mang tên Alibaba . Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tên này và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp cho mình.
Tổ chức IMF – là cái tên khá quen thuộc trong đời sống, tuy nhiên không phải ai cũng biết IMF là viết tắt của từ gì, của tổ chức nào. Tìm hiểu ngay các thông tin về IMF, IMF logo hay mục đích ra đời của tổ chức này như thế nào.
Những tên tiếng Anh có phát âm tương tự tên Alibaba
Tentienganh.vn gợi ý những tên tiếng Anh hay tương tự Alibaba dựa trên cách phát âm giống nhau mà bạn có thể tham khảo:
Khởi nghĩa Nam Kỳ: Lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện
Cách đây tròn 84 năm, trong cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ chống thực dân Pháp, tại xã Hưng Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, lá cờ đỏ sao vàng lần đầu tiên xuất hiện.
Vào khoảng 1 giờ sáng 23/11/1940, thực hiện mệnh lệnh khởi nghĩa của Xứ ủy Nam Kỳ, Tỉnh ủy Mỹ Tho tổ chức cuộc khởi nghĩa ở tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang). Đình Long Hưng được Ủy ban Khởi nghĩa tỉnh chọn làm trụ sở. Đây là nơi đầu tiên trên cả nước, lá cờ đỏ sao vàng được cắm cao trên cây bàng trước sân đình. Cũng tại nơi đây, lần đầu tiên, danh xưng “Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quốc” được viết trên một tấm biểu ngữ treo tại mặt tiền ngôi đình.
Ngay trong ngày 23/11/1940, chính quyền cách mạng tỉnh Mỹ Tho ra mắt Nhân dân trước sự chứng kiến của 3.000 đồng bào. Đây là chính quyền cách mạng cấp tỉnh được thành lập đầu tiên trên cả nước.
Kể từ thời khắc lịch sử ấy, lá cờ đỏ sao vàng đã tung bay khắp Nam Kỳ trong những ngày cuối tháng 11/1940 lịch sử. Cuộc khởi nghĩa bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man; nhưng lá cờ đỏ sao vàng luôn còn hiện hữu trong trái tim nhiệt tình cách mạng của mỗi người, động viên Nhân dân ta vững bước trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc.
Cờ đỏ sao vàng được ấn định là Quốc kỳ Việt Nam
Năm 1941, trong chương trình Việt Minh xác định “sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, ngày 5/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 5-SL về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam.
Sắc lệnh do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký nêu rõ: Chiểu theo bản tuyên cáo của Hoàng đế Bảo Đại thoái vị ngày 24/8/1945 và bản Tuyên cáo ngày 28/8/1945 về việc thành lập Chính phủ lâm thời dân chủ cộng hoà, sau khi Hội đồng các Bộ trưởng đã đồng ý, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Dân chủ Cộng hòa ra sắc lệnh:
Khoản II: Quốc kỳ Việt Nam ấn định như sau này:
a) Hình chữ nhật, bề ngang hai phần ba bề dài;
b) Nền mầu đỏ tươi, ở giữa có sao năm cánh mầu vàng tươi;
Kích thước và hình thể đã ấn định trong bản phụ đính theo sắc lệnh này.
Bản phụ Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Nam:
Nền cờ: Bề dài = a, bề ngang = 2/3a.
Sao: Từ trung tâm đến hết I góc lồi = 1/5a, từ trung tâm đến I góc lõm = 1/10a.
Mầu sắc: Nền mầu đỏ tươi, Sao vàng tươi.
Cách đặt sao: Ngôi sao vàng có 5 góc lồi và 5 góc lõm, trung tâm sao đặt đúng trung tâm nền cờ, một góc lồi quay thẳng lên phía trên theo đường AB.
Cờ đỏ sao vàng – biểu tượng thiêng liêng đặc biệt của dân tộc Việt Nam ảnh 2
Sắc lệnh số 5-SL ngày 5/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam và Phụ lục mẫu Quốc kỳ kèm theo Sắc lệnh. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III)
Sắc lệnh số 5-SL ngày 5/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam và Phụ lục mẫu Quốc kỳ kèm theo Sắc lệnh. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III).
Nền cờ màu đỏ tượng trưng dòng máu đỏ, màu của nhiệt huyết, ý chí, niềm tin, “tinh thần hy sinh chiến đấu cách mạng của nhân dân Việt Nam”, ngôi sao màu vàng tượng trưng “ánh sáng của vai trò lãnh đạo cách mạng”, nó còn là màu da vàng và năm cánh sao tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội Khóa I, ngày 31/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội, khẳng định tầm vóc của cờ đỏ sao vàng: “Lá cờ đỏ sao vàng đã nhuộm bao nhiêu máu chiến sĩ Việt Nam ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, đã đi từ Á sang Âu, lại từ Âu sang Á, tới đâu cũng được chào kính cẩn, bây giờ trừ khi cả 25 triệu đồng bào còn ra không ai có quyền gì mà đòi thay đổi nó”.
Quốc kỳ Việt Nam nền đỏ sao vàng đã được Quốc hội Việt Nam chính thức công nhận trong bản Hiến pháp nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946: “Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh”.
Với việc Chính phủ ban hành Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ và được Quốc hội thông qua thể hiện tính thống nhất về mặt pháp lý đối với việc sử dụng Quốc kỳ, quy định cũng như xác nhận đối với Nhân dân và quốc tế về biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Cờ đỏ sao vàng năm cánh được sử dụng trang trọng trong tất cả các nghi lễ, các sự kiện quan trọng của nhà nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng, đại diện cho sức mạnh tinh thần của dân tộc, thành niềm tự hào của nhân dân Việt Nam.
Trải qua quá trình phát triển của dân tộc, của đất nước, mỗi giai đoạn, lá cờ có thể được chỉnh sửa về hình thức để đẹp hơn và những quy định về sử dụng cũng có những điều chỉnh.
So với Quốc kỳ năm 1945, Quốc kỳ nền đỏ sao vàng theo mẫu năm 1956 có một chút điều chỉnh: “những cánh sao vàng từ nay không làm theo đường cong như trước mà làm theo đường thẳng”. Mặc dù vậy, hồn cốt của lá cờ và nội dung ý nghĩa không hề thay đổi, và trở thành một biểu tượng đẹp, ấn tượng, mang đậm nét dân tộc Việt.
Phụ lục hình ảnh Quốc kỳ có chỉnh sửa về hình thức theo Sắc lệnh số 249-SL ngày 30/11/1955. (Nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia III).
Ngày 7/5/1954, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ Cát xác nhận sự toàn thắng của quân dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Vào 11 giờ 30 ngày 30/4/1975, lá cờ ấy lại phấp phới tung bay trên nóc Dinh Độc Lập khẳng định sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền nam.
Ngày 2/7/1976, Quốc hội Việt Nam thống nhất đã thông qua Nghị quyết, “Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh”.
Ngày nay, lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc, trong những sự kiện quan trọng của đất nước, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền núi tới miền xuôi, từ biên giới tới hải đảo, trên công trường, nhà máy đến mọi gia đình.. và trong cả trái tim mỗi người Việt Nam. Lá cờ đỏ sao vàng mãi tung bay thể hiện cho tự do, độc lập, toàn vẹn của đất nước cũng như sự đoàn kết một nhà của toàn dân tộc.
Cờ đỏ sao vàng trên tuyến đường thôn Triệu Xá, xã Đông Tiến (Đông Sơn).
Nguồn: Báo Quân khu 2, Nhân Dân...
Gốc gác màu đỏ trong cờ cách mạng
Theo một bộ luật của nước Pháp vào ngày 21/10/1789, “khi có dấu hiệu nền hòa bình công cộng gặp nguy hiểm, các quan chức của tòa thị chính phải tuyên bố cần đến vũ lực quân sự để khôi phục hòa bình”. Theo luật này, khi một tình trạng khẩn cấp công cộng xuất hiện, chính quyền thành phố phải treo cờ đỏ trên các cửa sổ của trụ sở quan tài phán thành phố và trên các con phố. “Khi xuất hiện cờ đỏ, tất cả các cuộc tụ họp, có vũ trang hoặc không có vũ trang, đều bị coi là phạm tội và bị giải tán bằng sức mạnh quân sự”.
Vào ngày 17/7/1791, trên 50.000 người Paris tụ tập ở khu vườn lớn Champ de Mars để ký vào bản thỉnh cầu loại bỏ nhà vua Louis XVI. Cuộc tụ tập khá trật tự; tuy nhiên, Quốc hội Lập hiến đã yêu cầu Vệ quốc quân giải tán đám đông. Jean Sylvain Bailly – thị trưởng Paris khi ấy, sau đó sử dụng luật 1789 nói trên để treo cờ đỏ nhằm thông báo về tình trạng khẩn cấp. Nhưng đám đông khước từ giải tán. Xung đột xảy ra sau đó và Vệ quốc quân bắn vào đám đông, làm hơn 50 người chết và hàng trăm người bị thương.
Kể từ đó, lá cờ đỏ “nhuốm máu của các liệt sĩ” trở thành biểu tượng của người dân bị áp bức, phong trào cách mạng và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động cho các quyền lợi của mình.
Vào thế kỷ 19, cờ đỏ trở thành một biểu tượng cách mạng. Do các nhà cách mạng của thời này đều là những người XHCN và những người theo thuyết vô chính phủ, chính họ đã gắn chính nghĩa với cờ đỏ - lá cờ này thường được kéo lên trong các cuộc nổi dậy chống chính quyền.
Là cờ đỏ với dòng chữ “Tự do hay là chết” trở thành biểu tượng của những người cộng hòa trong cuộc cách mạng Pháp 1832 và 1848. Ở Nga, lần đầu tiên lá cờ đỏ được sử dụng trong một cuộc nổi dậy là vào năm 1861 ở vùng Penza, trong các cuộc bạo động chống lại cải cách giải phóng nông dân. Vào năm 1905, cờ đỏ trở thành một trong các biểu tượng của Cách mạng ở Nga.
Quá trình cờ đỏ trở thành biểu tượng cho nước Nga Xô viết
Sau khi Đế chế Nga sụp đổ, nhà nước mới ra đời dùng một lá quốc kỳ làm từ vải đỏ hình chữ nhật không có dòng chữ hay biểu tượng gì cả. Vào ngày 8/4/1918, khi phát biểu tại một cuộc họp của phái Bolshevik trong Ủy ban Chấp hành Trung ương toàn Nga (cơ quan lập pháp và hành pháp của nước Nga Xô viết thời đó), Chủ tịch Ủy ban này là Yakov Sverdlov đề xuất “lấy ngọn cờ chiến đấu của chúng ta làm quốc kỳ”.
Đề xuất trên được nhất trí thông qua. Vào ngày 14/4/1918, một sắc lệnh về Lá cờ của Cộng hòa XHCN Xô viết Liên bang Nga đã được ký. Về mặt chính thức, màu đỏ của cờ là đại diện cho cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Xô viết, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1922, cờ đỏ trở thành quốc kỳ của quốc gia Liên Xô mới thành lập. Vào ngày 18/4/1924, thiết kế mới của quốc kỳ Liên Xô được thông qua: thêm biểu tượng búa liềm và ngôi sao 05 cánh.
Ý nghĩa của biểu tượng búa liềm
Biểu tượng búa liềm là biểu tượng chính của Liên Xô. Nó tượng trưng cho liên minh công nhân và nông dân.
Nghệ sĩ Eugene Kamzolkin (1885-1957) là người đầu tiên gợi ý sử dụng hình búa và liềm vắt chéo vào nhau để trang trí cho một quận của thành phố Moscow khi kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 01/5 vào năm 1918.
Trước đó, người ta sử dụng một biểu tượng khác để thể hiện liên minh công nông – búa và cày, nhưng biểu tượng này không phổ biến. Biểu tượng búa liềm súc tích hơn, cụ thể hơn, và có tính biểu tượng hơn. Hiến pháp Liên Xô 1924 xác lập búa liềm là một phần trong biểu tượng quốc gia của Liên Xô.
Ngôi sao 05 cánh tượng trưng cho điều gì?
Ngôi sao 05 cánh trên cờ Liên Xô là một biểu tượng cho chiến thắng cuối cùng của lý tưởng cộng sản trên 05 lục địa có người sinh sống trên toàn cầu.
Ngôi sao 05 cánh lần đầu xuất hiện với tư cách một biểu tượng quân sự trong nước Nga thời Sa hoàng. Khi ấy nó được gọi là “ngôi sao Mars”, gọi nhớ về thần Mars – thần chiến tranh trong văn hóa La Mã cổ đại.
Vào ngày 01/1/1827, giới chức Nga ký ban hành luật đưa ngôi sao 05 cánh lên cầu vai của các sĩ quan và các viên tướng. Năm 1854, ngôi sao bắt đầu được sử dụng trên quai đeo vai. Sau đó, ngôi sao này với hình đại bàng 02 đầu bên trong được dùng để đánh dấu tàu hỏa và toa tàu quân sự.
Còn trong nước Nga Xô viết, ngôi sao 05 cánh là biểu tượng cho Hồng quân bảo vệ lao động thời bình (tương tự như ở La Mã cổ đại, Thần chiến tranh là người bảo vệ các nông dân).
Năm 1918, bức vẽ phù hiệu binh sĩ Hồng quân dưới hình thức một ngôi sao đỏ có hình ảnh búa và cày màu vàng ở trung tâm đã được phê chuẩn. Ngôi sao biểu tượng cho sự bảo vệ, còn búa và cày được xem như liên minh công nông. Vào thập niên 1920, ngôi sao đỏ bắt đầu được sử dụng làm biểu tượng chính thức của nhà nước. Cuối cùng vào năm 1924, ngôi sao trở thành một phần trong quốc kỳ Liên Xô và biểu tượng chính thức của Liên Xô.
Bài học lịch sử cho Tổng thống Biden từ cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Liên Xô năm 1961
Alibaba là một tên riêng ý nghĩa được các bậc phụ huynh lựa chọn đặt cho con mình. Bạn yêu thích và mong muốn tìm hiểu về cái tên này để đặt cho con mình? Hãy cùng Tentienganh.vn tìm hiểu xem Alibaba có nghĩa là gì? Có nguồn gốc từ đâu? Có nên đặt tên tiếng Anh là Alibaba không nhé!